Danh mục: Tin tức

Ứng phó “thế bí” trong phỏng vấn

Chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi thậm chí bạn đã luyện tập rất kỹ lưỡng, vẫn có những câu hỏi khiến bạn rơi vào thế bí. Ảnh minh họa: CNN Dù đó là câu hỏi về mặt kỹ thuật bạn chưa từng biết tới hay câu hỏi hoàn toàn nằm ngoài dự tính, nó có thể khiến bạn phải lao đao và làm ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn. Vậy bạn nên làm gì khi gặp phải câu hỏi mà mình không biết câu trả lời? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Tận dụng thời gian Điều đầu tiên nên làm khi nghe một câu hỏi khó là nhắc lại câu hỏi và nói rằng bạn đang nghĩ về nói: “Đó là một câu hỏi rất thú vị. Hãy để tôi suy nghĩ về điều này!”. Cách trả lời như vậy giúp bạn có thêm chút thời gian để hình thành câu trả lời. Phản ứng đó rất tự nhiên nhằm lấp đầy khoảng trống, tránh sự im lặng ngại ngùng cho cả đôi bên. Lúc đó, hãy tập trung suy nghĩ và đảm bảo không

Xem tiếp

Đi phỏng vấn, đừng là “máy nói”

Nhiều người than thở không thể tìm được việc dù đã nỗ lực tìm kiếm, trau chuốt hồ sơ, học cách tham gia phỏng vấn… Vậy vấn đề nằm ở đâu? Đừng là “máy nói” khi đi phỏng vấn – Ảnh minh họa: brokeandchic.com Theo các chuyên gia nhân sự, có nhiều lý do khiến một ứng viên bị loại, trong đó có những lý do phổ biến như ứng viên không tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, về vị trí họ ứng tuyển… Thậm chí có ứng viên khi đi phỏng vấn đã “bê nguyên” phần giới thiệu trên trang web công ty để trả lời khi được hỏi “Anh/chị biết gì về công ty chúng tôi?”… Vậy phải tìm hiểu thông tin công ty ra sao và trả lời phỏng vấn thế nào để gây ấn tượng? Các chuyên gia tuyển dụng mách bạn một số bí quyết: 1. Nói có mục đích. Hãy nói những điều giúp nhà tuyển dụng thấy được chuyên môn, kỹ năng của bạn cũng như phong cách làm việc, thành tích trước đây. Nếu có thể hãy kể lại một vài tình huống mà bạn/công ty cũ đối mặt, và cách bạn giải quyết chúng. Có thể dành ít phút để nói

Xem tiếp

Những điều quan trọng trẻ nên được dạy trước 10 tuổi

Học cách nói không, biết đấu tranh đúng lúc hay tôn trọng thiên nhiên là những điều trẻ nên được dạy từ sớm. 1. Học cách nói không Bạn hãy dạy con nói không với người lớn, giáo viên, thậm chí với bản thân khi gặp những việc không nên thỏa hiệp. Một đứa trẻ luôn vâng lời không phải là tốt, bởi khả năng từ chối rất quan trọng khi trẻ lớn lên và bước vào thế giới phức tạp của người lớn. 2. Tôn trọng thiên nhiên Chúng ta thường phàn nàn khi thấy đường phố đầy rác hay những thảm hoa bị dập nát. Thực tế, việc bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn môi trường sống nên được bắt đầu ngay ở nhà và bạn chính là tấm gương để con học tập. 3. Nói với giáo viên khi cảm thấy không khỏe Nhiều học sinh thường không dám nói với giáo viên về tình hình sức khỏe. Bạn hãy giúp trẻ hiểu rằng sức khỏe quan trọng hơn điểm số hay sự giận dữ của giáo viên. 4. Đặt câu hỏi khi chưa hiểu vấn đề Thay vì giả vờ hiểu vấn đề, trẻ nên đặt

Xem tiếp

Tại sao em Nguyễn Văn Sanh bỏ đại học để vào trường nghề?

“Chi phí học bốn năm đại học quá cao nhưng ra trường chưa chắc xin được việc làm nên em chọn học nghề để tiết kiệm chi phí, dễ xin được việc hơn”. Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Văn Sanh, sinh viên năm 1 ngành kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển công nghiệp (Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng) về quyết định bỏ đại học để đi học nghề. Ngã rẽ Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng quê Điện Phương (Điện Bàn, Quảng Nam), từ nhỏ, Sanh chỉ có mình mẹ bao bọc, chở che. Bạn Nguyễn Văn Sanh (bên phải) đang thực hành nghề điện trong một giờ học tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng. Hai mẹ con dắt dìu nhau, làm đủ nghề đủ mưu sinh. Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 vừa qua, với số điểm 20,5, Sanh đậu vào ngành kinh doanh thương mại thuộc Đại học Kinh tế Huế. Ngày nhận kết quả, hai mẹ con Sanh vỡ òa niềm hạnh phúc, vui sướng. Nhưng rồi bao lo lắng cho tương lai cứ dồn về. “Nếu em học đại học thì chi phí khoảng 17

Xem tiếp

Anh: Tay nghề giỏi sẽ có thu nhập cao hơn cử nhân

Các cuộc khảo sát tại Anh cho thấy những thanh niên chọn học nghề và có tay nghề giỏi kiếm được nhiều tiền hơn những cử nhân tốt nghiệp tại các trường đại học. Dù học ở một trong những nước có nền giáo dục đại học tốt nhất thế giới nhưng nhiều cử nhân Anh cho biết họ không còn tin vào giáo dục đại học. Họ nghĩ rằng sự nghiệp sẽ tốt hơn nếu học nghề thay vì đại học. Nhiều sinh viên Anh cho rằng học nghề là lựa chọn tốt hơn cho sự nghiệp của họ Ảnh: Shutterstock Đó là kết quả mới nhất từ cuộc khảo sát của tổ chức giáo dục Qube Learning ở Anh. Trong 2.000 sinh viên đã tốt nghiệp được khảo sát, khoảng 25% cho biết họ hối tiếc khi vào đại học, theo Mirror. Ngoài ra, những người khảo sát cho biết gần một nửa những công việc phù hợp với họ hiện giờ chỉ cần học nghề chứ không cần đại học. Chúng cũng không liên quan gì đến chuyên ngành đã học ở bậc cử nhân, khảo sát cho biết. Những khảo sát này đã dấy lên tranh cãi về việc liệu

Xem tiếp

Nhiều ngành cao đẳng ‘bao’ việc làm cho sinh viên

Tại nhiều trường cao đẳng, nhà trường “bao” sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Có trường cam kết nếu sinh viên không có việc làm sẽ được hoàn trả học phí. Sinh viên khoa cơ khí Trường CĐ nghề TP.HCM trong giờ thực hành trên máy phay – Ảnh: NHƯ HÙNG “Việc kết hợp nhà trường – doanh nghiệp là điều phải làm. Doanh nghiệp không chạy theo trường, nhưng trường phải chạy theo doanh nghiệp. Thực tế hiện nay nhiều ngành của trường được đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp” Bà Nguyễn Thị Lý (hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) Nhóm ngành được “bao” việc làm nhiều nhất là kỹ thuật, nhà hàng khách sạn. Nhiều ngành như cơ khí, điện, sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp và được tuyển dụng ngay từ khi đang học năm hai. Đảm bảo 100% sinh viên có việc làm Ông Trần Thanh Hải – hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông – cho biết tất cả các ngành kỹ thuật của trường đều đảm bảo 100% việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Theo ông Hải, với nhóm ngành kỹ thuật như cơ khí,

Xem tiếp

Giám đốc trẻ không có bằng đại học

Tốt nghiệp THPT, Đặng Duy Thạnh (24 tuổi, giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Tân Ngọc Thịnh, TP Quảng Ngãi) rẽ sang học nghề khi nhìn những người học ĐH ra trường rồi… thất nghiệp. Đặng Duy Thạnh (bìa phải) cùng những cộng sự của mình cân đối lại từng chi tiết trong máy uốn nén kim loại trước khi đưa vào sản xuất đại trà – Ảnh: TRẦN MAI “Đừng bao giờ nghĩ học ĐH mới thành công, sang trọng. Học nghề cũng rất sang trọng và thành công nếu kiên tâm bền chí. Nghề gì cũng được miễn lương thiện và mình thật giỏi Đặng Duy Thạnh Thạnh chọn con đường học nghề cơ khí là hướng đi. Cùng với đó là sự kiên định, học hỏi, sáng tạo và có cả quyết tâm… Quyết định “điên khùng” Trong xưởng cơ khí rộng lớn của mình, Thạnh đang cùng nhân viên công ty bàn bạc hướng giải quyết nhanh gọn nhất để biến thanh inox thành một chuỗi khung phơi và thu đồ thông minh nhất. Những ý kiến đưa ra và tranh cãi khá quyết liệt. Thạnh lắng nghe ý kiến của

Xem tiếp

CDIO đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Bắt đầu áp dụng tại Đại học Quốc gia TPHCM từ năm 2010 với việc thí điểm ở một số chương trình đào tạo (CTĐT), mô hình CDIO hiện đã mở rộng đến nhiều trường, nhiều lĩnh vực đào tạo. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM tặng quà lưu niệm sau buổi trao đổi kinh nghiệm với ​GS Johan Malqvist – lãnh đạo Hiệp hội CDIO thế giới  Sinh viên các trường thuộc Đại học Quốc gia TPHCM được trải nghiệm trong các phòng thực hành nghề nghiệp, có môi trường học tập tích cực, sáng tạo; phát triển tốt các kỹ năng, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà xã hội yêu cầu. CDIO đang khẳng định sự đóng góp lớn cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Khung chuẩn cải cách  Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua gia nhập WTO (năm 2007) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (năm 2015), đặt ra yêu cầu ngày càng lớn hơn đối với các cơ sở giáo dục Việt Nam để đào tạo một lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu

Xem tiếp

Những lời khuyên hữu ích cho sinh viên mới ra trường

Vào năm cuối đại học, việc lựa chọn hướng đi cho tương lai trở thành áp lực với không ít sinh viên. Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ rất hữu ích cho các bạn đang mất phương hướng trong quá trình tìm việc. Tìm kiếm công việc phù hợp và phát triển nó thành sự nghiệp lâu dài là thử thách của không ít sinh viên Ảnh minh họa: Shutterstock Nhiều chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Anh khuyên rằng điều đầu tiên phải làm là tìm ra sở trường và lĩnh vực khiến bản thân các bạn trẻ yêu thích, theo The Guardian. “Đó là những lĩnh vực khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất. Nó có thể là sáng tạo một cái gì đó, ước muốn mang đến sự công bằng, tìm kiếm sự khác biệt hoặc thậm chí là thích kết nối với mọi người”, cô Carol Ann Rice, một trong những nhà tư vấn sự nghiệp hàng đầu ở Anh, cho biết. Nếu vẫn không tìm ra được, cô Rice gợi ý rằng các bạn trẻ hãy bắt đầu với những người mà các bạn ngưỡng mộ. Đó có thể là một nghệ

Xem tiếp

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ xem xét điều chỉnh điểm ưu tiên cho phù hợp

“Mưa điểm 10”, 30 điểm vẫn trượt đại học, 9 điểm/3 môn đỗ cao đẳng Sư phạm, trường đại học có hơn 110.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học… Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, dư luận xã hội cần nhìn nhận các hiện tượng trên một cách bình tĩnh, thấu đáo. Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm với sự tham gia của hơn 1200 đại biểu ở cả ba đầu cầu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu lên hàng loạt vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “giải đáp” hàng loạt hiện tượng tuyển sinh “nóng”. Nói “mưa điểm 10” liệu có đúng? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn chứng, hiện tượng kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có nhiều điểm 10 mà báo chí đưa bằng cụm từ “mưa điểm 10” liệu có thực sự chính xác? Theo ông, phương thức thi Trắc nghiệm khách quan nhìn một cách tổng thể thì chúng ta được nhiều hơn. Nếu như năm ngoái,

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon