Danh mục: Tin tức

Năm mới, bạn trẻ cần trau dồi kỹ năng nghề nghiệp gì?

Đón năm 2018, các bạn trẻ cần thay đổi, trang bị thêm nhiều kỹ năng mới để không bị robot thay thế, và tăng thêm cơ hội tìm kiếm được việc làm. Chuyên gia Nhật và kỹ sư Việt Nam giám sát quá trình robot TBM khoan hầm metro tuyến Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM). Robot đang dần thay thế con người trong rất nhiều công việc – Ảnh: QUANG ĐỊNH Bà Nguyễn Thu Trang – giám đốc Dịch vụ tuyển dụng và tư vấn nhân sự Manpower Group Việt Nam – khẳng định, hiện có tới 40% giới chủ trên toàn cầu báo cáo tình trạng thiếu hụt nhân tài. Do đó, số lượng giới chủ lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có để lấp đầy các vị trí đang thiếu tăng gấp đôi. Theo bà Trang, các loại công việc khó tìm được ứng viên bao gồm các công việc đòi hỏi kỹ năng lành nghề như thợ mộc, thợ nề; nhân viên IT; bán hàng; kỹ sư; nhân viên kỹ thuật; tài xế; nhân viên kế toàn tài chính; quản lý cấp cao; vận hành máy móc sản xuất

Xem tiếp

Tuyên dương ‘Học sinh 3 rèn luyện TP.HCM’

Những học sinh được tuyên dương là những gương mặt tiêu biểu khối trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao bằng khen cho các học sinh đạt danh hiệu ‘Học sinh 3 rèn luyện TP.HCM’ – Ảnh: B.MINH Tại TP.HCM vừa diễn ra lễ tuyên dương “Học sinh 3 rèn luyện TP.HCM” cấp trung ương năm học 2016-2017, khen thưởng những học sinh tiêu biểu của cả nước các khối trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong đợt này có tám học sinh đến từ ba trường gồm Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng và Trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh được tuyên dương. Chương trình còn có phần giao lưu với các doanh nghiệp và chuyên gia về thị trường lao động và dạy nghề. Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở Lao động – thương binh và xã hội), nhấn mạnh

Xem tiếp

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 có gì mới?

Không chỉ thay đổi, bổ sung tổ hợp xét tuyển, nhiều trường đại học còn tăng cường phương thức tuyển sinh và mở thêm ngành mới. Các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) cho rằng quy mô tuyển sinh năm 2018 sẽ không có nhiều biến động , tuy nhiên kỳ tuyển sinh năm nay sẽ có thêm nhiều ngành mới. Về phương án tuyển sinh, do chưa có quy chế, tuy nhiên các trường vẫn thiên về ưu thế xét tuyển theo nhóm trường như năm 2017 đã thực hiện do cơ chế lọc “ảo” khá tốt. Sẽ có thêm nhiều ngành mới Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, phương án tuyển sinh năm 2018 của trường có một số nét mới. Cụ thể, có sự thay tổ môn xét tuyển các ngành công tác xã hội, Đông Nam Á học và xã hội học. Ngoài ra, trường còn bổ sung ngành mới công nghệ thông tin và hai chuyên ngành xây dựng chất lượng cao. Cùng đó, trường mở rộng diện tuyển thẳng đối với học sinh (HS) các trường THPT cả nước có học lực ba năm đạt HS giỏi. Theo

Xem tiếp

237.000 người trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp

Theo số liệu do Viện Khoa học lao động và xã hội công bố, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên trong quý 3-2017 tăng mạnh so với quý trước. Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội Đào Quang Vinh lý giải về các thống kê tại hội thảo “Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 3-2017” diễn ra chiều 26-12 – Ảnh : CHÍ TUỆ Theo đó trong quý 3-2017, cả nước có hơn 1 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó nhóm trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý 2, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51%. Số thanh niên thất nghiệp là 610.000, tăng gần 36% so với quý 2, tỉ lệ thất nghiệp ở mức 7,8%… “Sinh viên sau tốt nghiệp phải đào tạo thêm” Lý giải về tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến của nhóm trình độ đại học trở lên, viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội Đào Quang Vinh cho rằng vào khoảng cuối quý 2, nhiều sinh viên tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp

Xem tiếp

Chọn ngành học đón đầu 4.0: Vai trò quyết định của ngành kỹ thuật công nghệ

Công nghệ thông tin là ngành học được ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo sự thay đổi của rất nhiều ngành nghề, tư duy làm việc cũng như sắp xếp lao động. Thế nhưng theo các chuyên gia, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ vẫn chiếm lĩnh vị trí đầu. Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo lên ngôi Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhấn mạnh trong nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ, thì công nghệ thông tin (CNTT) vẫn chiếm vị trí số 1 trong thời đại công nghiệp 4.0. Theo đó, các xu hướng phát triển mạnh mẽ bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng thông minh, kỹ thuật số, công nghệ đám mây… Từ đây sẽ xuất hiện các ngành nghề mới chú trọng đến tính chuyên sâu, khả năng ứng dụng trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. “Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế cũng hình thành các nhóm ngành mới như quản trị cơ sở dữ

Xem tiếp

Nhân lực ngành logistics yếu kỹ năng lẫn chuyên môn

  Điều khiển bốc hàng tại cảng, một hoạt động của logistics Tại buổi tọa đàm về đào tạo nhân lực ngành logistics thuộc chương trình hỗ trợ của chính phủ Úc mới đây, các chuyên gia cho biết thị trường lao động ngành này rất rộng mở nhưng số lượng tốt nghiệp từ các trường ĐH, CĐ ra làm việc còn quá khiêm tốn. Tuyển lao động ngành khác, đào tạo lại Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM thông tin, tại TP.HCM có 74 cảng lớn nhỏ với khối lượng xuất khẩu hằng năm lên hơn 140.000 tấn, nhập khẩu 163.000 tấn với nhu cầu tuyển dụng nhân lực lĩnh vực logistics rất lớn. “Thế nhưng tại TP.HCM hiện nay có rất ít trường ĐH, CĐ đào tạo ngành học liên quan đến lĩnh vực này, không cung cấp đủ nhân lực có chuyên môn khiến các doanh nghiệp (DN) logistics phải tuyển lao động từ nhiều ngành khác rồi về đào tạo lại”, ông Lâm cho biết. Trong buổi ra mắt ban tư vấn đào tạo ngành logistics thuộc dự án hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp của Úc mới đây tại TP.HCM, đại

Xem tiếp

TP HCM cần khoảng 300.000 lao động trong năm 2018

Thị trường lao động TP HCM đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM vừa có báo cáo phân tích thị trường lao động 2017, dự báo nhu cầu nhân lực 2018 tại TP HCM. Theo trung tâm, dự kiến năm 2018, TP HCM có nhu cầu 300.000 chỗ làm việc, tăng bình quân 5% so với năm 2017, trong đó có 130.000 chỗ làm việc mới, tăng 4% so với năm 2017. Năm 2018, thị trường lao động thành phố tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; chú trọng phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, trình độ lao động, có tay nghề, năng suất lao động đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động… TP HCM cần nhân lực

Xem tiếp

Cách mạng công nghiệp 4.0: dạy gì cho sinh viên?

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học cần chuẩn bị và trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng gì? Chúng tôi ghi nhận ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục để tìm lời giải đang rất được quan tâm này. Cung cấp kỹ năng để ra làm việc được Với cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, ranh giới giữa các ngành học không còn rõ ràng như trước đây mà có sự hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy chương trình đào tạo cần thay đổi, bổ sung hợp lý các phần kiến thức. Ví dụ, người học khối C cũng nên biết kiến thức căn bản của khối A, và ngược lại. Khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đại học phải tính toán hài hòa, cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và lâu dài. Nghĩa là phải cung cấp cho sinh viên một số kỹ năng để ra làm việc được. Nhưng nếu chỉ dạy kỹ năng cụ thể mà quên mất đi kiến thức căn bản, về lâu dài sinh viên sẽ tụt hậu và bị đào thải bởi cơn lốc khoa học

Xem tiếp

Chú trọng đào tạo nhân lực, VN sẽ tạo ‘Kỳ tích sông Hồng’

Nguồn nhân lực của Việt Nam được cảnh báo đang giảm tính cạnh tranh. Muốn tạo ‘kỳ tích sông Hồng’, cần đầu tư mạnh và liên tục cho đào tạo nhân lực. Các đại biểu tại Diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017 – Ảnh: BÁ HẢI Ngày 14-12, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT Việt Nam, Bộ Giáo dục Hàn Quốc và Thời báo Kinh tế Hàn Quốc phối hợp tổ chức Diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017. Chủ đề được đặt ra ở diễn đàn này là Từ “Kỳ tích sông Hàn” đến “Kỳ tích sông Hồng”. Kinh nghiệm Hàn Quốc: không ngừng đầu tư cho đào tạo nhân lực Trao đổi tại diễn đàn, GS Yoon Dae Hee, cựu bộ trưởng điều phối chính sách của Hàn Quốc, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, cho rằng Hàn Quốc có “Kỳ tích sông Hàn” do những chính sách mạnh mẽ và không ngừng phát triển về đào tạo nguồn nhân lực. “Từ thu nhập bình quân đầu người chỉ có 67 đôla Mỹ vào năm 1953, tới năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 20.000 đôla Mỹ”, từ con

Xem tiếp

Năm 2018, thị trường lao động Việt thêm nhiều việc làm

Cùng với nhu cầu mở rộng kinh doanh cao nhất trong khu vực, thị trường tuyển dụng của Việt Nam được dự báo rất sôi động. Số lượng việc làm cũng gia tăng mạnh mẽ. Thị trường lao động Việt Nam tiếp tục sôi động trong năm 2018 với sự mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Ảnh: N.BÌNH Bà Angie Phang, giám đốc kinh doanh & điều hành khu vực Đông Nam Á của tập đoàn SEEK Asia, kiêm Tổng giám đốc Jobstreet.com, đưa ra nhận định này tại buổi gặp gỡ ở TP.HCM ngày 7-12. Theo đó, mùa cao điểm tuyển dụng tại VN sẽ diễn ra vào nửa đầu năm, khoảng từ tháng 1 đến tháng 6. Sự tăng trưởng về cơ hội việc làm ở VN đến từ tăng trưởng 37,4% dòng vốn FDI trong 10 tháng qua, 68% doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tăng trưởng về cơ hội việc làm ở VN được mong đợi nhất 2018. Bà Angie Phang Ngoài tăng trưởng lớn về cơ hội việc làm so với các quốc gia khác trong khu vực, người tìm việc của Việt Nam cũng có chỉ số hạnh phúc

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon