Danh mục: Tin tức

Cách mạng công nghiệp 4.0: Khi lửa đã nhen lên trong nhà máy

Bên trong một nhà máy cơ khí “Chúng tôi phải xin phép Bộ Quốc phòng khi nhập chiếc máy này vì nó có thể làm ra vũ khí. Bây giờ muốn dịch chuyển vị trí đặt máy một chút thì cũng phải làm công văn xin phép. Với nó, ta chỉ cần bỏ nguyên liệu thô vào rồi bấm nút là sáng mai sẽ có khẩu súng thành phẩm.” Đây là lời giới thiệu của ông Nguyễn Vương Long – Phó tổng giám đốc Công ty Công nghiệp chính xác Việt Nam (VPIC) về chiếc máy tạo mẫu hiện đại trong một dịp “đặc cách” cho người lạ vào tham quan. Chiếc máy có thể tự động làm ra … một khẩu súng. Chiếc máy to bằng nửa chiếc ôtô 16 chỗ với 40 máy con bên trong, vận hành hoàn toàn tự động bằng phần mềm máy tính. Ông Long cho biết, máy không chỉ tạo ra mô hình mà sản xuất được cả súng thật. Chỉ cần lắp thêm vài bộ phận phụ và đạn là có thể… bắn. VPIC nhập chiếc máy tạo mẫu về, tất nhiên, không phải để làm súng. Ít ai biết rằng, công ty

Xem tiếp

TP.HCM biểu dương 19 học sinh nghề tiêu biểu

19 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đã được Thành đoàn TP.HCM tuyên dương danh hiệu ‘Học sinh 3 rèn luyện’ cấp thành phố năm học 2016-2017. Các học sinh được tuyên dương “Học sinh 3 rèn luyện” cấp TP năm học 2016-2017 – Ảnh: Q.L. Lễ vinh danh được tổ chức tại Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh tối 30-5 với sự tham dự của hàng trăm học sinh hệ trung cấp, trung cấp nghề nhiều trường của TP. Bạn Nguyễn Thanh Tuấn (Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh) chia sẻ ngoài việc tập trung học trên lớp, bạn còn tự trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cho nghề nghiệp sau này. Thanh Tuấn có thành tích khiến nhiều bạn nể phục khi đạt điểm bình quân đến 9,72. “Tôi không quá bỡ ngỡ với nền tảng kiến thức được học ở trường khi làm quen với công việc thực tế tại công ty, việc tham gia hoạt động phong trào cũng giúp tôi tự tin hơn khi giao tiếp với khách hàng” – Tuấn nói. Trong khi đó,

Xem tiếp

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ‘đặt hàng’ cho thanh niên

Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân với thanh niên TP.HCM Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã có những đặt hàng cụ thể cho thanh niên TP: Đoàn thanh niên phải giám sát việc thu gom xử lý rác thải, cần giám sát các xe vận chuyển rác gây ô nhiễm và lập những đội giám sát các trung tâm xử lý rác thải của thành phố… Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bởi vì, đây là một trong những vấn đề mà người dân TP.HCM rất bức xúc và quan tâm. Làm được vấn đề này rồi, Đoàn sẽ làm sang vấn đề khác như giám sát xây nhà không phép… Những “đặt hàng” của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đưa ra sau khi lắng nghe hơn 15 lượt ý kiến, nguyện vọng trong buổi gặp gỡ vào ngày 21.5 với 80 gương mặt tiêu biểu đại diện cho thanh niên TP.HCM trên nhiều lĩnh vực. Trước đó, mở đầu buổi gặp, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhắn nhủ: “Sau 42 năm giải phóng, TP.HCM hiện nay có

Xem tiếp

Giáo dục bế tắc

Năm 1999, tôi 23 tuổi vừa tốt nghiệp đại học thì được ở lại trường làm giảng viên của một đại học lớn. Lứa của tôi được đào tạo ra để đón nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhưng nhà máy lại khánh thành những 10 năm sau khi chúng tôi ra trường. Nên trong suốt quá trình học, chúng tôi toàn học chay. Nếu có thực tập, thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa một cơ sở sản xuất nào đó. Tình cảnh đó cũng góp phần làm cho tôi thay vì trở thành một kỹ sư chế biến dầu, lại thành một giảng viên đại học. Công việc ở trường cứ thế mà chạy, coi như ổn định. Lương tuy thấp, nhưng không đến nỗi chết đói ngay. Nếu chịu khó dạy thêm bên ngoài thì vẫn có thể sống được. Trong các câu chuyện thường ngày, nếu có lúc nào đó chạm đến chữ lương, thì ngay sau đó sẽ có người an ủi: Lương vậy, nhưng có thầy nào chết đói đâu. Thậm chí có thầy còn giàu. Tôi coi đó như một sự động viên, dù tôi không biết làm thế nào để có

Xem tiếp

Đào tạo trình độ TC, CĐ hệ vừa làm vừa học: Công khai chương trình trên mạng trước khi tuyển sinh

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến cho Dự thảo thông tư quy định về đào tạo trình độ trung cấp (TC), trình độ cao đẳng (CĐ) theo hình thức đào tạo thường xuyên vừa làm vừa học (VLVH). Các trường TC, CĐ phải công khai chương trình đào tạo theo hình thức VLVH lên mạng trước khi tuyển sinh. Ảnh: H.Triều Theo dự thảo, về chương trình, giáo trình đào tạo trình độ TC, CĐ theo hình thức VLVH là chương trình, giáo trình đào tạo chính quy cùng ngành, nghề, cùng trình độ đào tạo do hiệu trưởng nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH. Trường phải công khai chương trình đào tạo đã được phê duyệt trên trang website của đơn vị trước khi tổ chức tuyển sinh. Về thời gian tổ chức giảng dạy của trường đối với toàn bộ khóa học và từng kỳ học do hiệu trưởng quy định cụ thể, bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 điều 3 Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH và các yêu cầu: Thời gian tổ chức giảng dạy được

Xem tiếp

Tốt nghiệp CĐ nghề phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 2/6

Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Ở trình độ trung cấp, sau khi tốt nghiệp, người học phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của VN. Đối với trình độ cao đẳng, yêu cầu người học có năng lực thực hiện được công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của ngành, nghề đào tạo; hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc, có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của VN… Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15.6 tới. T.Hằng (Theo Thanh niên)

Xem tiếp

Cần liên thông giáo dục phổ thông và nghề nghiệp

Học sinh lớp 8 tham gia buổi học nghề tại Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Q.Tân Bình, TP.HCM Hiện nay lao động nước ta có tỷ lệ qua đào tạo rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, tình trạng này không chỉ làm cho năng suất lao động thấp mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Dẫn đến tình trạng trên, không chỉ do phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu mà còn chưa có sự liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Nguy cơ rơi vào “bẫy giáo dục trung bình thấp” Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1.4.2014 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có tới 82,8% trong số người dân từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chỉ có 17,2% được qua đào tạo, trong đó sơ cấp là 1,8%, trung cấp 5,8%, CĐ 2,6% và ĐH 6,9%. Nếu coi trình độ CĐ trở lên là lao động bậc cao, thì cứ một lao động bậc cao có 0,8 kỹ thuật viên (sơ cấp, trung cấp) và 8,7

Xem tiếp

Học ngành gì để không thất nghiệp?

Nên chọn ngành theo xu hướng hay theo sở thích? Đại học có phải tất cả? Nghề nào thu nhập cao? Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có nghĩa là gần 1 triệu thí sinh sẽ kết thúc 12 năm đèn sách để bước sang một trang mới của cuộc đời. Đó có thể là một trường đại học, một trường nghề hay cũng có thể là một lựa chọn khác. Thế nhưng đến nay vẫn rất nhiều bạn vẫn đang vô cùng phân vân trong việc chọn trường, chọn ngành. Nên chọn ngành theo xu hướng hay theo sở thích? Đại học có phải tất cả? Nghề nào thu nhập cao? Liệu với tính cách của bản thân thì có thể trở thành một nhà thiết kế hay một giáo viên, bác sĩ? Hiểu được những băn khoăn này của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, trong ngày hội tư vấn hướng nghiệp diễn ra tại Hà Nội ngày 14/5, Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh – Nguyên phó vụ trưởng phát triển nguồn nhân lực – Phó ban Chương trình Quốc gia về việc làm

Xem tiếp

Đóng góp về vấn đề hướng nghiệp và phân luồng trong chương trình phổ thông

Trên thực tế, sau khi học xong giai đoạn Trung học cơ sở, có rất ít học sinh đi học nghề ngay mà thường là các em tiếp tục học lên bậc Trung học phổ thông. LTS: Tiếp tục đưa ra góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, thầy Trần Trí Dũng đưa ý kiến về vấn đề hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc giới thiệu, định hướng cho học sinh phổ thông về sự khác biệt trong việc đào tạo bậc đại học. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Ngày 12/4/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đế lấy ý kiến nhân dân. Sau một khoảng thời gian ngắn đã có được nhiều những ý kiến đóng góp cho Dự thảo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và dư luận. Trên thực tế, Dự thảo đã quán triệt đúng tinh thần đổi mới giáo dục đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Tuy nhiên Dự thảo vẫn

Xem tiếp

TPHCM: Bàn giao 50 trường cao đẳng, trung cấp về Sở Lao động

Sáng nay (9/5), Sở GD-ĐT TPHCM chính thức bàn giao 50 trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) về cho Sở Lao động, thương binh & xã hội (LĐ-TB&XH) TPHCM. Theo đó, 18 trường CĐ và 32 trường TCCN (trừ các trường/ngành sư phạm) do Sở GD-ĐT TPHCM quản lý đã được chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước sang Sở LĐ-TB&XH từ ngày 9/5. Sở GD-ĐT TPHCM chính thức bàn giao 50 trường CĐ, TC về Sở Lao động Việc chuyển giao các hồ sơ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ bao gồm: việc quyết định thành lập trường, công văn cho phép mở cơ sở, quyết định thành lập phân hiệu, đổi tên trường, bổ nhiệm Ban giám hiệu (đối với trường công lập), quyết định công nhận Ban giám hiệu (đối với trường ngoài công lập), văn bản cho phép liên kết đào tạo… Về nhân sự cụ thể, việc điều chuyển công tác sẽ được thực hiện theo nguyện vọng của cá nhân. Bên cạnh đó, các hồ sơ đang trong quá trình xử lý của Sở GD-ĐT cũng sẽ được bàn giao sang Sở LĐ-TB&XH để tiếp

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon