Danh mục: Tin tức

Chọn ngành thời hội nhập

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại   Sinh viên ngành kỹ thuật y sinh tiếp xúc các thiết bị y tế. Ảnh: Ngọc Tuyền    Theo đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỉ luật, có năng lực sáng tạo; ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược. Đồng thời điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.   Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã

Xem tiếp

Chọn ngành theo nhu cầu nhân lực

Chiến lược nhân lực VN thời kỳ 2011-2020 đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá như quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế; giảng viên ĐH, CĐ; khoa học – công nghệ; y tế, chăm sóc sức khỏe; tài chính – ngân hàng; công nghệ thông tin… Top 6 ngành học có nhiều thí sinh dự thi năm 2013 – Đồ họa: V.Cường – Ảnh: Như Hùng Thông qua thực tế chọn ngành dự thi, đối chiếu với quy hoạch nguồn nhân lực của VN đến năm 2020, để gia tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp, đóng góp nhu cầu nguồn nhân lực các lĩnh vực đột phá, thí sinh cần thận trọng hơn trong chọn ngành dự thi. Chọn ngành trong thời khủng hoảng kinh tế Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT đã chính thức giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành kinh tế, quản trị… Việc chuẩn hóa danh mục tuyển sinh cùng với danh mục ngành đào tạo, và nhiều trường ĐH tiếp tục bổ sung thêm khối thi A1 giúp thí sinh có nhiều cơ hội

Xem tiếp

Chương trình học bổng dành cho giáo viên của Honeywell

Chương trình tài trợ toàn phần dành cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên được đến tham quan, học tập, trải nghiệm tại trung tâm Tên lửa và Vũ trụ Hoa Kỳ. Chương trình HESA do Honeywell hợp tác với Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ từ năm 2004, được thiết kế nhằm đáp ứng các xu thế trong giảng dạy các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), giúp cho giáo viên đạt được trình độ kỹ thuật và phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo ra động lực học tập cho học sinh trên toàn thế giới. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, chị Quyên giáo viên Trường trung học phổ thông Mỹ Lộc – Nam Định, người vừa trực tiếp tham gia chương trình học bổng dành cho giáo viên của Honeywell. Chị chia sẻ: “Tôi biết đến chương trình này thông qua trang Tony Buổi sáng. Đây là chương trình tài trợ toàn phần dành cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên được đến tham quan, học tập, trải nghiệm tại trung tâm Tên lửa và Vũ trụ Hoa

Xem tiếp

‘Thưa thầy, em không học phổ thông!’

‘Thầy ơi, ba năm THPT và bốn năm đại học dài lắm. Em học xong chắc gì bà em còn sống để em báo hiếu. Cha thì bệnh liên miên. Nên em quyết định sẽ học nghề’. “Không phải học sinh nào chọn con đường học nghề cũng có chất lượng học tập kém” Đó là câu chuyện của một trong hai học sinh chọn con đường học nghề được thầy Nguyễn Hữu Nhân chia sẻ với Tuổi Trẻ sau khi đọc bài Hướng nghiệp phải bắt nguồn từ cuộc sống. “Em có thể giúp gia đình thiết thực hơn!” X. là học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Gia cảnh cực kỳ khó khăn. Ở trường X. học rất khá, có môn đạt mức giỏi. Tổng kết năm học, X. có đủ điều kiện dự tuyển vào THPT. Với năng lực của X., thầy cô nhận xét em có thể trúng tuyển khi thi vào lớp 10 trường THPT thuộc tốp đầu của địa phương. Những ngày cuối năm, X. cùng các bạn dự đầy đủ các buổi tư vấn của nhà trường về con đường tiếp tục học chữ hay học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Cha em cũng

Xem tiếp

Được ăn cả

“Một đe dọa có thật là chỉ một số ít quốc gia sẽ thắng cuộc và thu về tất cả”. Tại Hội nghị châu Á-Thái Bình Dương về Khai phá Dữ liệu cuối tháng 5 vừa qua, khi bàn về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận định của giáo sư Sang Kyun Cha – nhà khoa học rất uy tín trong cả hai giới hàn lâm và công nghiệp Hàn Quốc – đã làm tôi bần thần. Nếu nhận định này là đúng, thì một số ít quốc gia thắng cuộc sẽ là ai? Là các nước G7? Là ai nữa trong các nước G20? Việt Nam có nằm trong số đông các nước sẽ thua cuộc không? Nếu có thì làm sao vượt ra? Là nước nông nghiệp đang phát triển và đã dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên đang cạn dần, ta chừng mực nào đó đã đi theo và dùng được thành quả của ba cuộc cách mạng công nghiệp đã qua. Lưới điện của hơn một thế kỷ trước nay đã đến hầu hết mọi làng xóm xa xôi của đất nước. Máy tính cá nhân, Internet và thiết bị điện tử đã

Xem tiếp

Bộ GD-ĐT họp báo: Kì thi đã diễn ra an toàn

Chiều 24-6, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo sau kì thi THPT Quốc gia năm 2017 có nhiều đổi mới. Đặc biệt, lần đầu tiên kì thi được giao về cho các địa phương chủ động tổ chức, phối hợp với các trường ĐH trên cả nước. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chủ trì cuộc họp báo kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 vào chiều 24-6 – Ảnh: Nguyễn Khánh Vi phạm quy chế thi giảm Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, trong toàn đợt thi chỉ có 72 thí sinh bị đình chỉ thi (năm 2016 là 328 thí sinh bị đình chỉ). Chỉ có 2 cán bộ coi thi bị nhắc nhở do vi phạm quy chế. Đánh giá về con số này, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng do hình thức thi được đổi mới. Cụ thể là có 4/5 bài thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi không kéo dài, mỗi thí sinh trong một phòng thi có một mã đề riêng nên việc gian lận giảm. Bên cạnh đó, việc điều 50% số giám thị coi thi ở các trường ĐH phối hợp với

Xem tiếp

Hồi hộp với bài thi tổ hợp

Hướng dẫn quy chế thi cho giám thị tại Hội đồng thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) Sáng nay (23.6), các thí sinh (TS) sẽ làm bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên. Đa số TS cho biết cảm thấy hồi hộp, lo lắng về bài thi này. Duy Khang, lớp 12A2 Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM), cho biết lo lắng vì mới được thi thử một lần trong trường, cũng như phải đối mặt với áp lực thời gian vì thi đề 3 môn khá nặng. Với 4 môn thi trong cùng một ngày (bài thi khoa học tự nhiên gồm 3 môn thi buổi sáng, môn ngoại ngữ thi buổi chiều), nhiều TS cho rằng hôm nay sẽ là ngày thi áp lực và mệt mỏi nhất trong cả mùa thi. Bùi Hồng Phấn (HS Trường THPT Ngô Quyền, Q.7) chia sẻ: “Em thi khối A1 nên khi xong 2 môn ngữ văn và toán coi như mới đi được 1/3 chặng đường. Áp lực dồn vào ngày thi thứ hai với 4 môn thi, trong đó 2 môn lý – hóa thuộc khối chuyên của em thì kiến thức đã chuẩn bị khá chu đáo

Xem tiếp

Thư viện ‘cảm hứng từ rừng’ ở Đài Loan

“Thư viện này được thiết kế để khi bạn vào đây cảm giác như đi trong một khu rừng vậy” – cô Bai-Hsuan Lee – cán bộ thư viện khoa học xã hội ĐH Quốc gia Đài Loan nói khi hướng dẫn chúng tôi đi tham quan. Những kệ sách quanh co uốn lượn tạo cảm giác đi trong khu rừng – Ảnh: HÀ BÌNH Khác với những kệ sách thẳng tắp ở những thư viện khác, trong thư viện này, những kệ sách được thiết kế uốn lượn tạo cảm giác đi lựa sách theo những con đường mòn quanh co. “Những kệ sách cũng làm từ những thân cây trúc ép lại” – cô Bai-Hsuan Lee nói thêm. Xen giữa những kệ sách này, những cây cột màu trắng phía trên tán tỏa rộng mô phỏng theo hình những cây cổ thụ cho bóng mát xung quanh. Giữa “khu rừng”, thỉnh thoảng lại có một cái ghế rộng làm bằng da bò màu trắng để người lựa sách ngồi và cũng có thể nằm chợp mắt sau khi đọc sách, học bài, nghiên cứu. Ngoài ra, cô Bai-Hsuan Lee cũng cho hay thư viện hoàn toàn lấy ánh sáng tự

Xem tiếp

Ra mắt Trang thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

Chiều nay 15-6 tại Hà Nội, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) và báo Tuổi Trẻ công bố “Trang thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp” sau hai tháng thực hiện. Ông Lê Thế Chữ – phó tổng biên tập phụ trách báo Tuổi Trẻ (trái) và TS Nguyễn Hồng Minh – tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, tại buổi ký kết hợp tác giữa hai đơn vị – Ảnh: Q.Đ. Tính đến chiều 14-6, đã có 655 trường CĐ, trung cấp, trường nghề, cơ sở đào tạo… trong cả nước trực thuộc Tổng cục Dạy nghề cập nhật thông tin tuyển sinh của trường mình lên trang để thí sinh tìm hiểu, đăng ký xét tuyển. Từ bức xúc 
của người học… Mùa tuyển sinh năm nay, Trường CĐ Dược trung ương Hải Dương dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển. Những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường này đăng nhập vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ 
GD-ĐT, nhập mã trường nhưng không đăng ký được. Những cuộc gọi tới tấp đến trường chỉ chung một câu hỏi: làm sao để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển thuận lợi? Hiệu

Xem tiếp

Nhiều giáo viên trẻ ủng hộ bỏ biên chế, loại người chuyên môn kém

Việc chuyển biên chế sang chế độ hợp đồng lao động sẽ tạo được công bằng, loại bỏ người chuyên môn kém, không cào bằng như hiện nay. Đề xuất xóa biên chế giáo viên được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đưa ra, gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều giáo viên trẻ đồng tình, cho rằng chuyển sang chế độ hợp đồng sẽ công bằng hơn trong đánh giá, tính lương. “Ở trường tôi có giáo viên dạy kém, ứng xử với học sinh không tốt nên bị phụ huynh phản ứng nhiều. Đáng lý giáo viên đó phải bị giảm lương hoặc có thể sa thải, nhưng vì thuộc biên chế nên vẫn được đứng lớp. Dù chỉ được phân công dạy 6 tiết một tuần song theo cách tính lương dựa vào thâm niên, giáo viên này vẫn hưởng lương như các thầy cô dạy tốt khác”, Hồng Minh, giáo viên trường THPT công lập có tiếng ở Hà Nội nói. Hơn 10 năm trong nghề, cô Minh chứng kiến không ít đồng nghiệp vào biên chế thì trở nên lười biếng. Tư duy là “người của nhà

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon