Danh mục: Tin tức

Tôi thấy rằng, quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết

Bộ trưởng Bộ Giáo dục nêu, mô hình trường phổ thông nhiều cấp học không phải là không có cơ sở nhưng sáp nhập phải đảm bảo các yêu cầu hết sức nghiêm ngặt Ngày 7/11, tại phiên chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề của ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải trình thêm vấn đề liên quan đến tinh giản biên chế giáo viên, sắp xếp trường lớp. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo – ông Phùng Xuân Nhạ giải trình thêm các vấn đề liên quan tinh giản biên chế giáo viên, sáp nhập các trường. Ảnh: Quochoi.vn Phát biểu làm rõ các nội dung liên quan đến biên chế giáo viên và sắp xếp cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã có nhiều cuộc làm việc và làm việc với các địa phương để giải quyết vấn đề biên chế giáo viên, cũng như vấn đề nhiều năm trước để lại. Theo Bộ trưởng, giáo dục là ngành rất đặc thù, đội ngũ giáo viên đông với nhiều đặc điểm

Xem tiếp

Học nghề bánh mì, kỹ năng sống và tiếng Anh miễn phí

Một buổi trưa tháng 10, trong gian phòng sạch tinh tươm và thơm ngát mùi bơ sữa tại Q.Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi gặp những học viên của lò bánh mì Pháp đang chia bột mì đã ủ men vào từng khuôn… Anh Trịnh Văn (bìa trái) cùng các học viên – Thúy Hằng Sau giờ học thực hành, những học viên này trở về ký túc xá, chuẩn bị cho giờ lên lớp buổi chiều học về lý thuyết làm bánh, kỹ năng sống và tiếng Anh. Toàn bộ chương trình học ở lò bánh mì Pháp, kéo dài 16 – 20 tháng cho các bạn trẻ 18 – 23 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, kèm theo ký túc xá, ăn ở, chi phí mua nguyên liệu, đồng phục… trong quá trình học hoàn toàn miễn phí. “Các bạn trẻ sẽ đóng 150.000 đồng/tháng để cảm thấy thật sự có trách nhiệm với những gì đang được đào tạo”, chị Đoàn Bảo Quyên (28 tuổi), điều phối sư phạm của dự án cho hay. Theo chị Quyên, mỗi năm, dự án chỉ đào tạo cho 20 bạn trẻ, do đó, sẽ ưu tiên những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất

Xem tiếp

Nhu cầu lao động ngành cơ khí, điện tử tăng mạnh

Trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động ngành dệt may, da giày đang có dấu hiệu giảm nhiệt khi nằm cuối danh sách top 10 tỷ lệ tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây, thì ngành cơ khí, điện tử lại có dấu hiệu tăng mạnh. Nhu cầu tuyển dụng lao động ngành điện tử tăng mạnh Ảnh Ngọc Thắng Báo cáo thị trường tuyển dụng trực tuyến lĩnh vực sản xuất năm 2019 tại Việt Nam vừa được VietnamWorks – Trang web tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam, công bố ngày 24.10, cho thấy ngành sản xuất tại Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê từ số liệu công việc đăng tuyển của Vietnam Works, nhu cầu tuyển dụng trực tuyến trong lĩnh vực sản xuất trên toàn quốc giai đoạn 6 tháng đầu năm tăng liên tục trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực sản xuất giai đoạn nửa đầu năm 2019 tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm. Dữ liệu trên hệ thống và kết quả khảo sát cho thấy, nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều

Xem tiếp

“Sinh viên không cần phải biết nhiều thứ”

“Sinh viên không cần phải biết nhiều thứ, chỉ nên chọn 1 hoặc 2 lĩnh vực mà cảm thấy tự tin để hiểu nhất và làm tốt nhất. Biết rằng việc lựa chọn quyết định sẽ rất khó khăn, nhưng nếu không mạo hiểm sẽ không thành công”. Đó là chia sẻ của ông Lê Đình Hiếu, Giám đốc tuyển sinh trường Đại học Vinunitại “Diễn dàn tiếng nói trẻ – YouthSpeak Forum HaNoi 2019” với chủ đề định vị bản thân, định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên do Khoa Quốc tế – ĐHGHN phối hợp với tổ chức AIESEC diễn ra ngày 27/10. Loay hoay lựa chọn kỹ năng cần học Tại diễn đàn, sinh viên Nguyễn Phương Mai, khoa Quốc tế – ĐHQGHN chia sẻ, là một sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp đại học nhưng bản thân em vẫn đang loay hoay chưa khám phá ra thế mạnh, năng lực thực sự. Dù tất cả các hoạt động học tập, vui chơi ngoại khóa em đều tham gia đầy đủ với mong muốn trau dồi được tối đa kĩ năng mềm, tăng cơ hội xin việc làm nhưng cho đến giờ em

Xem tiếp

Doanh nghiệp sẽ ‘hụt hơi’ nếu không hợp tác với trường nghề?

Chủ đề cũ nhưng chưa bao giờ hết ‘nóng’ về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường nghề tiếp tục được mổ xẻ trong hội thảo về kỹ năng nghề sáng nay 23.10. Đại diện doanh nghiệp, chuyên gia đào tạo nghề chia sẻ kinh nghiệm hợp tác đào tạo MỸ QUYÊN Hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) phối hợp với Đại sứ quán Úc và Hiệp hội Doanh nghiệp – Phòng thương mại Úc tổ chức, thu hút sự tham gia của đại diện các trường ĐH, CĐ, trung cấp phía Nam, các chuyên gia đào tạo nghề và nhiều doanh nghiệp đến từ trong và ngoài nước. Doanh nghiệp, nhà trường được gì khi hợp tác? Có mặt tại hội thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp của Úc đã chia sẻ kinh nghiệp hợp tác với trường nghề tại quốc gia mình, từ đó đưa ra những giải pháp có tính chất tham khảo đối với thực tế ở Việt Nam. Ông Mario, Giám đốc điều hành của Công ty Tradiebot Industries (Úc), đặt câu hỏi: “Trong mối quan hệ hợp tác này thì giá trị cho cả 2 bên là gì? Tôi được gì, anh được gì?

Xem tiếp

Vì sao doanh nghiệp miễn cưỡng nhận sinh viên thực tập?

Việc hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường phải là một mối quan hệ có qua có lại thì mới có thể vững bền và mỗi bên đều thấy trách nhiệm, quyền lợi của mình Doanh nghiệp tham gia chấm đồ án tốt nghiệp tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng MỸ QUYÊN Tôi hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành đào tạo nghề tại ĐH Chemnitz, CHLB Đức. Từ năm 2016, tôi đã tập trung nghiên cứu về đề tài tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Sau khi đọc bài Hợp tác đào tạo theo kiểu “ban ơn“ trên Thanh Niên Online  ngày 1.10.2019 của tác giả Quý Hiên và bài viết Vì sao chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam chỉ trên Campuchia và Myanmar? của tác giả Mỹ Quyên ngày 15.10 thấy thật ra, việc hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường phải là một mối quan hệ có qua có lại, thì mới có thể vững bền và mỗi bên đều thấy trách nhiệm, quyền lợi của mình. Lo ngại chất lượng đào tạo Tôi từng trò chuyện vớ giám đốc một công ty khuôn mẫu, nơi mà tôi đi thực tế. Vị

Xem tiếp

Năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao

Mục tiêu tổng quát, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường cao đẳng chất lượng cao và đến năm 2025 có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”. Nhấn để phóng to ảnhĐến năm 2020, thí điểm đào tạo 34 ngành, nghề theo các chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có cơ chế đặc thù riêng Đề án định hướng phát triển trường cao đẳng (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) chất lượng cao đào tạo nhân lực trực tiếp cho các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao trên cơ sở kế thừa, tiếp thu

Xem tiếp

Hợp tác đào tạo theo kiểu ‘ban ơn’

Theo lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quan hệ hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với trường nghề gần đây đã được cải thiện nhưng chủ yếu vẫn là trường tìm đến doanh nghiệp để ‘xin’, còn doanh nghiệp đáp lại theo kiểu ‘ban ơn’.   Chuyên viên từ các doanh nghiệp giúp huấn luyện thí sinh dự thi kỳ thi tay nghề giỏi thế giới 2019 QUÝ HIÊN Doanh nghiệp xem đầu tư cho đào tạo là đội thêm chi phí Theo một báo cáo khảo sát gần đây của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên – Nhi đồng của Quốc hội, việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với doanh nghiệp (DN), gắn đào tạo với đáp ứng nhu cầu thị trường lao động còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Tỷ lệ DN có hoặc thỉnh thoảng hợp tác với trường mới chỉ chiếm 41,5%; DN có hợp tác thường xuyên với trường nghề chiếm tỷ lệ khiêm tốn với 12,3%, trong khi có đến 46,2% DN không có bất kỳ hoạt động hợp tác nào với cơ sở GDNN. Nếu không cải thiện được tình hình thì việc nâng cao chất lượng

Xem tiếp

Thi trung học phổ thông sau năm 2020: Căn cơ, chắc chắn nhưng rất khẩn trương

Qua 5 năm triển khai đổi mới kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho thấy cái gì đã đúng thì chúng ta phải kiên định, kiên trì làm theo nghị quyết của Đảng. Ngày 25/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực và các thành viên Hội đồng đã nghe, thảo luận về dự án kiến phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh sau năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lấy ý kiến rộng rãi nhân dân về phương án thi trung học phổ thông sau năm 2020. Ảnh: VGP/Đình Nam. Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận 5 năm qua việc đổi mới kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được thực hiện có lộ trình, thận trọng. Các ý kiến khẳng định việc đổi mới kỳ thi trung học phổ thông quốc gia là cần thiết, đúng hướng thể hiện ở nhiều điểm. Trong

Xem tiếp

4 yêu cầu ‘cứng’ đối với sinh viên ”đời’ 4.0

Những yếu tố của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa. 1. Khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn Ngày nay cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới.   Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm. Ảnh: Internet   Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin (CNTT)

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon