Danh mục: Tin tức

Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề

Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã trình Thủ tướng đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là trường nghề) đến năm 2030. Giờ thực hành của thầy trò một trường nghề trên địa bàn TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG Điểm nổi bật của đề án là đến năm 2025 sẽ giảm 20% và chuyển đổi sang cơ chế tự chủ 30% số trường nghề hiện nay. Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS NGUYỄN HỒNG MINH, tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết thực hiện nghị quyết của Chính phủ, các trường nghề công lập sẽ được sắp xếp, tổ chức lại theo tinh thần giảm đầu mối, chuyển sang cơ chế tự chủ theo lộ trình; đồng thời khuyến khích phát triển trường nghề tư thục, đặc biệt là doanh nghiệp thành lập trường nghề. Số lượng trường nghề cụ thể theo từng thời điểm phụ thuộc nhu cầu nhân lực ở các địa phương và theo từng lĩnh vực. Dự kiến số lượng trường nghề công lập đến năm 2025 giảm tối thiểu

Xem tiếp

Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phần của Hội đồng gồm: Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Hội đồng. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn Thành viên Hội đồng gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Tư pháp; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Công Thương; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công an; Quốc phòng; Ủy ban Dân tộc. Các Bộ có trách nhiệm cử lãnh đạo cấp Vụ đại diện cho các bộ tham gia Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng cũng bao gồm đại diện một số tổ chức chính trị – xã hội và chuyên gia về quy hoạch do Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định lựa chọn mời. Bộ Lao động

Xem tiếp

Trường CĐ đào tạo chương trình của Nhật Bản, Đức

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được thành lập năm 1984 có tiền thân là Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Thủ Đức. Năm 2008 Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT ký quyết định thành lập trường Cao đẳng. Từ năm 2017 trường trực thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Từ ngày thành lập đến nay trường không ngừng mở rộng mô hình đào tạo. Năm 2002, trường tuyển sinh 5 ngành công nhân kỹ thuật với 120 học sinh và 2 ngành trung cấp chuyên nghiệp với 98 học sinh, thì đến năm 2019, tuyển sinh đào tạo 23 ngành trình độ cao đẳng, 12 ngành trình độ trung cấp với hơn 13.000 học sinh sinh viên. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề (Ảnh: Lê Anh Dũng) Trong đó, có tới 83% sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm và 82,4% học sinh bậc trung cấp được các doanh nghiệp tiếp nhận, làm việc ổn định. Trường hiện có 358 giáo viên, trong đó có 1,3% có trình độ tiến sĩ, 86,3% có trình độ thạc sĩ. Trường được đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 trong dịp kỉ niệm

Xem tiếp

Sôi động thị trường việc làm cuối năm cho bạn trẻ

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đang tăng cao vào những tháng cuối năm và đến hết tháng 1.2020. Dự kiến, TP.HCM cần khoảng 27.000 – 30.000 vị trí, trong đó có trên 5.000 việc làm thời vụ. Sinh viên tham gia một ngày hội việc làm tại TP.HCM Ảnh: Mỹ Quyên Đó là thông tin từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM. Ngoài ra, thị trường tuyển dụng trực tuyến, Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM cũng cho thấy có rất nhiều cơ hội việc làm dịp cuối năm dành cho bạn trẻ. Cần nhiều nhân viên kinh doanh, thương mại Để tìm được những việc làm phù hợp, sinh viên nên theo dõi thông tin tuyển dụng thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, đoàn thể hoặc các trang web tuyển dụng trực tuyến để biết thêm thông tin về vị trí việc làm, hình thức làm việc, thời điểm tuyển dụng TRẦN LÊ THANH TRÚC Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM Bà Trần

Xem tiếp

Đức “khát” lao động lành nghề, có thể đón lao động trình độ cao từ Việt Nam

Giới chức Đức lo ngại rằng tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ có thể sẽ khiến các công ty rời bỏ thị trường này. Berlin đang hướng tới việc tìm kiếm và tuyển dụng lao động lành nghề ở các nước như Mexico, Việt Nam và Ấn Độ để bù khoảng trống. Nhấn để phóng to ảnhThủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Reuters) Ngày 14/12, trong một bài phát biểu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo về tình trạng Đức đang thiếu các lao động kỹ thuật cao và điều này có thể buộc các công ty phải rời đi nước khác. “Chúng tôi biết nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp đang tìm kiếm lao động có trình độ. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để tuyển dụng được đủ những người có chuyên môn cao. Nếu không, các công ty sẽ phải rời đi và dĩ nhiên, chúng ta không muốn kịch bản này”, bà Merkel nhấn mạnh. Cảnh báo của Thủ tướng Đức đến trong bối cảnh một hội nghị thượng đỉnh về vấn đề này sắp được tổ chức vào ngày hôm nay, 16/12.

Xem tiếp

Thủ tướng: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm dạy tốt, học tốt”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ kỷ niệm 65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Bác Hồ ngày 8/12, tại Hà Nội. Cùng dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và hơn 3.000 đại biểu đại diện cho hơn 32.000 học sinh miền Nam. Nhấn để phóng to ảnhThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. – Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Lớp người đã góp phần thực hiện xuất sắc, nghiêm túc Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ Bày tỏ xúc động được gặp lại các thầy cô, những cán bộ, các anh chị và bạn bè “đã một thời quây quần, gắn bó bên nhau dưới mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ sự yêu thương, chăm nom, nuôi dạy đặc biệt của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân và sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của bản thân, đội ngũ hơn

Xem tiếp

Trường đại học đồng loạt dừng tuyển sinh cao đẳng vào năm 2020

Nhiều trường đại học cho biết sẽ dừng tuyển sinh cao đẳng vào năm 2020 nhằm thực hiện theo quy định không còn đào tạo trình độ cao đẳng trong trường đại học.   Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM (ảnh minh họa) Hà Ánh Trong kế hoạch tuyển sinh 2020, nhiều trường đại học  tại TP.HCM có chủ trương dừng tuyển sinh cao đẳng. Dừng tuyển sinh cao đẳng, tập trung đào tạo đại học Đại diện Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết trường này sẽ dừng tuyển sinh cao đẳng vào năm 2020. Trước đó, năm 2019 trường này thông báo tuyển sinh 18 ngành bậc cao đẳng. Trong đó, hơn 3.300 chỉ tiêu các ngành đào tạo tại cơ sở TP.HCM và 180 chỉ tiêu tại Phân hiệu Quảng Ngãi. Tương tự,  tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho biết  cũng sẽ dừng tuyển cao đẳng vào năm tới. Năm 2019, trường này chỉ còn tuyển sinh 6 ngành cao đẳng chương trình chất lượng cao tương đương 600 chỉ tiêu. Trong phương án tuyển sinh dự kiến đã công bố, Trường ĐH Nha Trang cũng dừng tuyển cao đẳng trong năm tới. Năm nay, 12

Xem tiếp

9X sở hữu hai bằng thạc sĩ: “Không có ai thành công mà chưa từng thất bại”

Vũ Thị Linh sở hữu 2 bằng Thạc sĩ Luật và Kinh tế, hiện tại đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Luật. Bên cạnh đó, cô cũng là doanh nhân và là một người truyền cảm hứng về bình đẳng giới, thúc đẩy phụ nữ tiến thân bằng tri thức. Nhấn để phóng to ảnhNghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Luật Vũ Thị Linh. Vũ Thị Linh sinh năm 1993 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Linh sinh ra trong gia đình có cha mẹ là công chức nhà nước. Cô tốt nghiệp cử nhân loại giỏi Đại học Luật Hà Nội, sau đó tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ Luật tại ngôi trường này và hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp. Thời điểm gần hoàn thành cao học Luật, Vũ Thị Linh quyết định học và sau đó lấy thêm bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện tại, cô gái này đang theo học nghiên cứu sinh ngành Luật. Song song với lĩnh vực học thuật, từ năm 2017, cô là đồng sáng lập của một trường đào tạo về ngôn ngữ – nghệ thuật

Xem tiếp

Nữ hiệu trưởng tiên phong với những hướng đi mới

Sinh viên Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Bén duyên với nghề giáo từ năm 1989, ít ai có thể ngờ một cô gái mảnh mai lại chọn một chuyên ngành vốn dĩ được mặc định dành riêng cho nam giới, ngành Cơ khí. Thế nhưng, sự đam mê với ngành nghề đã chọn và tâm huyết với nghề giáo đã không chỉ giúp cô Nguyễn Thị Lý là một giảng viên giỏi, mà còn trở thành một nữ hiệu trưởng mạnh mẽ, quyết đoán của một trường cao đẳng uy tín. Môi trường nhiều cơ hội và thử thách Nhiều năm gần đây, trong khi một số trường cao đẳng (CĐ), trung cấp chật vật với công tác tuyển sinh hàng năm, thì Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TDC) vẫn đảm bảo được chỉ tiêu. Với tư duy, sự quyết đoán của người học kỹ thuật, cô Lý đã có những quyết định táo bạo mà không nhiều trường dám nghĩ, dám làm, đưa TDC tiếp cận với nhiều cơ hội mới. Ngành Logistics ở TDC là một ví dụ cho định hướng quyết đoán của nữ hiệu trưởng này. Năm 2018, TDC chính thức tuyển sinh và

Xem tiếp

GS Trần Hồng Quân: ‘Giáo dục phổ thông là nền tảng’

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân cho rằng triết lý giáo dục phổ thông Việt Nam đang đi ngược với thế giới, cần định hướng lại. “Những nước có nền giáo dục tốt như Mỹ, Canada, Phần Lan có cách dạy phổ thông khác Việt Nam. Học sinh Việt Nam có thể giỏi học thuật hơn họ, nhưng tư duy tự chủ, tự học, tự nghiên cứu thì thua”, GS Quân nói, khi tiếp ông Võ Văn Thưởng (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) tại nhà riêng ngày 18/11, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Ông cho biết, thay vì làm Toán giỏi, học sinh các nước này lại được tiếp cận cách làm các bài tiểu luận về những vấn đề mang tính thiết thực như chống phân biệt chủng tộc, tự hào tổ quốc. Cách họ đặt vấn đề là giúp cho học sinh biết cách tư duy logic chứ không phải là học nhiều kiến thức để làm bài tập cho giỏi. Theo đó, ngành giáo dục nước nhà cần xây dựng nền tảng tổng quát, mục tiêu chương trình rõ ràng cho bậc phổ thông. GS Trần Hồng Quân (trái) tiếp ông

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon