Danh mục: Tin tức

Định hướng chọn nghề từ lớp 9

Số lượng học sinh (HS) lớp 9 ngày một gia tăng do ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học. Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong tiết học trải nghiệm sáng tạo ẢNH: BẢO CHÂU Trong khi đó, TP.HCM đang đẩy mạnh việc phân luồng HS sau THCS, trung bình mỗi năm giảm 3% để đến năm 2020, tỷ lệ HS vào THPT công lập là 70% và 30% còn lại sẽ tham gia học các mô hình khác. Trước tình hình này, hiệu trưởng các trường THCS cho rằng tư vấn hướng nghiệp cho HS lớp 9 là một thách thức. Mỗi trường phải có kế hoạch cụ thể sao cho HS chọn đúng ngành nghề và phù hợp với bản thân. Trong định hướng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý các trường xây dựng kế hoạch giáo dục trong nhà trường với hoạt động trải nghiệm thực tiễn, trải nghiệm sáng tạo, tư vấn hướng nghiệp. Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1, TP.HCM), cho rằng công tác tư vấn cho HS lớp 9 không thể thực hiện

Xem tiếp

Học sinh, sinh viên hãy sáng tạo và chủ động nhiều hơn

Phát biểu chào mừng và tuyên bố khai giảng năm học mới 2018-2019, bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) đã dành nhiều  lời khuyên gửi đến tân sinh viên và những em đã hoàn thành chương trình học tại trường. Lãnh đạo TDC trao bằng tốt nghiệp và giấy khen cho tân cử nhân Yêu thích và đam mê là chìa khóa thành công Hiệu trưởng TDC cho rằng, rời mái trường với tấm bằng tốt nghiệp trong tay các em sẽ tiếp cận với một cánh cửa mới với tương lai sáng lạn nhưng cũng nhiều khó khăn, thử thách, nhất là môi trường làm việc tại doanh nghiệp khác hẳn với trường lớp, nơi các em được thầy cô đào tạo, dìu dắt. Ở môi trường mới, các em hãy biết yêu thích và đam mê nghề nghiệp vì chính điều này sẽ tạo động lực để theo đuổi ước mơ, tạo nên thành công sau này. Các em ra trường, rời xa vòng tay thầy cô nhưng hãy tạo sự gắn kết, duy trì tình bạn, tình thầy trò, vì đây chính là giá trị của mái trường Cao

Xem tiếp

Đẩy mạnh phong trào ‘Sinh viên 5 tốt’

Anh Phong đặt ra một số vấn đề, là: Làm thế nào để phong trào ‘Sinh viên 5 tốt’ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là phong trào chủ đạo, xuyên suốt, thu hút sự quan tâm, tham gia một cách tự giác của đông đảo sinh viên. Anh Lê Quốc Phong (thứ 2 từ phải qua) tham quan các mô hình sáng tạo của sinh viên trưng bày tại hội nghị ẢNH: LÊ THANH Ngày 21.10, Hội Sinh viên TP.HCM tổ chức hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ 5 (2015 – 2020), với sự tham dự của Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN VN, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên VN Lê Quốc Phong và 287 đại biểu… Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên TP.HCM, giai đoạn 2015 – 2018, Phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên TP.HCM Phạm Kiều Hưng cho biết: Phong trào “Sinh viên 5 tốt” nửa nhiệm kỳ qua đã có 10.391 cá nhân và 522 tập thể cấp trường tham gia, kết quả đã có 187 cá nhân và 8 tập thể

Xem tiếp

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức: Môn tiếng Anh là nền tảng xét tốt nghiệp cho sinh viên

Sáng 18-10, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2018 – 2019, trao bằng tốt nghiệp và trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó. Lãnh đạo TDC trao bằng tốt nghiệp và giấy khen cho tân cử nhân  Năm học 2018-2019, TDC thực hiện đào tạo 23 ngành hệ Cao đẳng (tăng 10 ngành so với năm học trước) và 14 ngành hệ Trung cấp với số lượng học sinh sinh viên (HSSV) tuyển được tương ứng là 3.503 và 674 (vượt gần 20% so với chỉ tiêu). Trong số 37 ngành nghề đang đào tạo thì ngành CNTT được chọn là ngành đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, các ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí; Công nghệ Kỹ thuật Điện-điện tử đào tạo theo chuẩn khu vực ASEAN, trong khi đó các ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử-truyền thông; Công nghệ kỹ thuật ô tô và Kế toán đào tạo theo chuẩn quốc gia. Tính đến tháng 8-2018, TDC hoàn thành xét tốt nghiệp cho HSSV với 0,20% xếp loại xuất sắc, 9,38% đạt loại giỏi và 100% sinh viên sau khi ra trường có

Xem tiếp

“Giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành: Tôi muốn khơi gợi tiềm năng ngủ yên của giới trẻ

Từ một cậu bé làm thuê, tìm đường sang Mỹ với vốn tiếng Anh kém cỏi vươn lên thành một nhà khoa học, GS Trương Nguyện Thành với tư duy và cách làm khác biệt đang trở thành một hình tượng hấp dẫn giới trẻ. Tuổi Trẻ có cuộc đối thoại với GS Trương Nguyện Thành – người được nhiều bạn trẻ gọi bằng biệt danh “giáo sư quần đùi” sau những giờ dạy theo phong cách mới tại Đại học Hoa Sen. – Chắc chắn cuộc đời tôi sẽ khác, khác như thế nào thì thật khó đoán. Năm đó tôi vừa thi đậu vào ĐH Bách khoa và được trường sắp xếp học ngành thuỷ lợi. Có lẽ tôi sẽ không có cơ hội để học lên tiến sĩ và trở thành nhà khoa học như hôm nay. Trong mỗi thách thức đều sẽ có cơ hội. Là người có tư duy cầu tiến, lạc quan, tôi nghĩ nếu ở lại Việt Nam chắc tôi cũng sẽ đạt được thành công trong một ngả đời nào đó. Trong những ngày khó khăn nhất của tuổi trẻ, tôi từng tâm niệm: “Nếu được cho cơ hội để thành công,

Xem tiếp

Sắc màu tại “Lễ hội chữ Hàn 2018 – Hangeul Festival 2018”

  Ngày 14/10, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) phối hợp cùng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation – KF) và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức “Lễ hội chữ Hàn 2018 – Hangeul Festival 2018” tại Trụ sở chính của trường. Các bạn sinh viên ngành tiếng Hàn đã tạo ra một sân chơi giao lưu văn hóa đúng nghĩa với nhiều nét đặc sắc Lễ hội là một hoạt động giao lưu văn hóa đúng nghĩa giữa sinh viên 14 trường ĐH-CĐ có đào tạo ngành tiếng Hàn, các trung tâm tiếng Hàn trên địa bàn TPHCM và các tỉnh thành phía Nam, bao gồm: HUTECH, ĐH KHXH&NV TPHCM (ĐHQG TPHCM), ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Lạc Hồng, ĐH Văn Hiến… ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐH Đà Lạt, ĐH Văn Lang, CĐ Công nghệ Thủ Đức.  Các hoạt động giao lưu với nhau giữa sinh viên 14 đơn vị khá sôi nổi với nhiều trò chơi  Với chủ đề “Hangeul, kết nối mọi người”,

Xem tiếp

Học sinh, sinh viên làm được gì từ kiến thức đã học?

Theo ông John Laxon, Giám đốc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông của Cơ quan Giáo dục New Zealand, thế giới ngày nay không chú trọng đến việc học sinh, sinh viên học cái gì mà quan tâm đến việc người học làm được gì với những kiến thức đó. Các đại biểu tham dự hội thảo – BẢO CHÂU Ngày 12.10, tại TP.HCM, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand – ENZ) phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo Chuẩn bị kỹ năng tương lai cho học sinh – kinh nghiệm từ New Zealand. Hội thảo có gần 200 lãnh đạo các trường THPT tham dự, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng mô hình giáo dục chuẩn bị kỹ năng tương lai cho học sinh. Mở đầu hội thảo, ông John Laxon, Giám đốc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông của ENZ, chỉ ra rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và xu hướng toàn cầu hóa của các hệ thống kinh tế đã và đang tạo ra thách thức mới cho ngành giáo dục. Lực lượng lao động

Xem tiếp

Phân luồng học sinh phổ thông, sao khó đến vậy?

Khi học sinh xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông thì con đường trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên trở nên gập ghềnh hơn bao giờ hết. Có thể nói, công tác phân luồng sau trung học cơ sở đã từng có rất nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập khá kỹ nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Bài toán phân luồng sau trung học cơ sở trở thành vấn đề lớn trong cả hệ thống giáo dục, là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong nhiều năm nay. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở nói chung được định hướng vào 4 luồng chính gồm: học tiếp lên trung học phổ thông; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực

Xem tiếp

30% học sinh học nghề: Chuyện trong mơ!

Số học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp hiện chỉ khoảng hơn 10%, con số này vẫn còn quá thấp so với chỉ tiêu 30% học sinh phải vào hệ thống các trường nghề sau THCS vào năm 2020 Tháng 5-2018, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Theo đó, đến năm 2020 phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%. Bài toán lớn của hệ thống giáo dục Phân luồng sau THCS không phải là câu chuyện bây giờ mới đặt ra. Trước đây, đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đề cập khá kỹ về phân luồng nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Bài

Xem tiếp

Giáo dục nghề nghiệp trong làn sóng 4.0: Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2018 diễn ra với tinh thần đổi mới, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Những phương pháp dạy học sáng tạo đang được nhiều nhà trường triển khai tới từng giáo viên. Các trường đã cân nhắc mở thêm nghề mới phù hợp với kỷ nguyên số.    Giảng viên Đinh Thị Mùi -trường CĐN Công nghiệp Hà Nội đạt giải Nhất Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc 2018 đang trình diễn bài giảng tích hợp. Người thầy phải luôn học hỏi, cập nhật kiến thức Nhận xét về Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2018, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, với sự sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin của các thầy, cô giáo đã xây dựng thành công nhiều bài giảng có chất lượng cao. Điều đó thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của toàn ngành GDNN trong công tác cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học. Đây là hướng đi đúng, phù hợp với đòi hỏi đổi mới trong phát triển GDNN. Trong

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon