Danh mục: Tin giáo dục

Trường CĐ bối rối chưa biết tuyển sinh ra sao

Sẽ có nhiều thay đổi về tiêu chí đào tạo, tuyển sinh, xây dựng chương trình… khi chuyển đổi cơ quan quản lý các trường CĐ Nghị định của Chính phủ cũng đã quy định về các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề, nhưng đến nay các trường CĐ, TC vẫn đang bối rối vì chưa có hướng dẫn thực hiện trong khi mùa tuyển sinh sắp đến. Luật Giáo dục nghề nghiệp đã có hiệu lực, nghị định của Chính phủ cũng đã quy định về các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề, nhưng đến nay các trường CĐ, TC vẫn đang bối rối vì chưa có hướng dẫn thực hiện trong khi mùa tuyển sinh sắp đến. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, băn khoăn: “Đối với các trường CĐ thuộc Bộ LĐ-TB-XH trước đây thì không có vấn đề gì phải thay đổi, nhưng đối với các trường CĐ thuộc Bộ GD-ĐT thì có rất nhiều bề bộn trong thời gian tới cần phải thực hiện sớm để ổn định. Chẳng hạn, Nghị định 143 của Chính phủ có quy định về các cơ sở giáo dục

Xem tiếp

Bỏ điểm sàn ĐH sẽ phá vỡ phân luồng

Nhiều trường CĐ cho rằng dù từ năm 2017 các trường sẽ thực hiện theo quy chế tuyển sinh do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, nhưng kết quả tuyển sinh lại chịu ảnh hưởng mạnh bởi quy chế tuyển sinh ĐH do Bộ GD-ĐT ban hành, đặc biệt là quy định về điểm sàn. Quan điểm chính thức của Tổng cục Dạy nghề – cơ quan tham mưu giúp bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp – ra sao về điều trên? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Văn Giang – phó vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy Tổng cục Dạy nghề – nhận định: – Trong vài năm trở lại đây, số lượng các trường ĐH tăng nhanh, các trường này lại được phép tuyển sinh nhiều đợt trong năm, thời gian tuyển sinh kéo dài và mở rộng đối tượng ưu tiên, nên đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc tuyển sinh vào các hệ CĐ, trung cấp. Hơn nữa, nhận thức của một bộ phận lớn học sinh khi tốt nghiệp các bậc học phổ thông vẫn mong muốn bắt đầu lập nghiệp với tấm

Xem tiếp

Cần tăng năng lực hướng nghiệp trong trường phổ thông

GD&TĐ – Nội dung bỏ điểm sàn đại học trong dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017 được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình; nhưng cũng còn những lo lắng khi cho rằng việc bỏ điểm sàn đầu vào đại học như vậy sẽ dẫn đến không đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, cũng như việc các trường cao đẳng đã khó tuyển sinh nay lại càng khó hơn. Tuy nhiên, phân tích kỹ giữa cái được và mất, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, những lo lắng trên là hơi quá thực tế… Điểm sàn đã không còn ý nghĩa Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017, dư luận xã hội đã có nhiều ý kiến lo lắng về việc bỏ điểm sàn đại học sẽ kéo theo chất lượng kém. Một phản ứng hoàn toàn tự nhiên vì từ xưa đến nay điểm sàn đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người như là rào cản giữ chất lượng đầu vào tuyển sinh cho các trường. Thực tế cho thấy, từ năm 2014 trở về trước, sau

Xem tiếp

‘Chín người mười ý’ về điểm sàn

Học sinh lớp 12 một trường ở TP.HCM làm bài kiểm tra học kỳ theo phương pháp trắc nghiệm khách quan Việc Bộ GD-ĐT xem xét lại phương án xác định điểm sàn ĐH cho phù hợp hơn ngay lập tức đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các trường. Bỏ nhưng theo lộ trình Trao đổi trên Báo Thanh Niên ngày 27.12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến thực hiện giao quyền tự chủ cho các trường trong xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) theo lộ trình từng bước. Trong đó, trước hết cho phép các trường thí điểm tự chủ và trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng có thể tự quyết định điểm sàn. Các trường còn lại có thể vẫn sẽ có điểm sàn. Trước đó, trong dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ ĐH và trình độ CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên, Bộ quyết định bỏ điểm sàn ĐH thay vì đưa ra mức điểm tối thiểu vào ĐH cho các trường như trước đây. Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính

Xem tiếp

Nới lỏng đầu vào ĐH có làm khó tuyển sinh CĐ?

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án tuyển sinh ĐH 2017 với thay đổi khác biệt so với quy chế hơn 10 năm qua – không còn quy định mức điểm sàn, nhiều trường CĐ cho rằng trường sẽ không đủ sức để cạnh tranh nguồn tuyển với ĐH. Thí sinh trao đổi về bài thi sau giờ thi môn toán tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) năm 2016 – Ảnh: Như Hùng Chính sách này liệu có gây khó cho hệ thống trường CĐ vừa được chuyển giao từ Bộ GD-ĐT sang Bộ Lao động – thương binh và xã hội không? 
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT – lý giải: – Một số ý kiến cho rằng bộ bỏ điểm sàn là không đúng. Chủ trương này cần được hiểu đúng, là bộ dự kiến không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung, mà giao về cho các trường tự quy định để phù hợp với điều kiện của từng trường, và yêu cầu của từng ngành đào tạo. * Lý do nào khiến Bộ GD-ĐT quyết định như vậy,

Xem tiếp

Trường cao đẳng chật vật tìm hướng tuyển sinh

Sinh viên và giảng viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trong một giờ học Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017 dự kiến bỏ điểm sàn đã khiến lãnh đạo các trường cao đẳng như đang ngồi trên đống lửa và tìm các giải pháp để tuyển sinh được. Rơi vào thế bất lợi ! Tiến sĩ Đào Khánh Dư, Hiệu trưởng Trường cao đẳng (CĐ) Kỹ thuật Cao Thắng, một trường thuộc diện tuyển sinh khá tốt trong khối các trường CĐ, tỏ ra lo ngại nếu việc bỏ điểm “sàn” ĐH được thông qua: “Vẫn biết trường CĐ bây giờ không còn thuộc quản lý của Bộ GD-ĐT, nhưng Bộ không thể vì lý do quản lý ĐH thì việc tuyển sinh chỉ phục vụ cho ĐH, còn các bậc học khác không cần quan tâm. Như vậy là không công bằng cho các trường CĐ và chính thí sinh (TS) cũng bị làm khó. Trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, TS chỉ được tiếp cận với các trường ĐH, và chỉ các trường ĐH mới được tiếp cận cơ sở dữ liệu của TS. Hoàn toàn không có bóng dáng các

Xem tiếp

Dự thảo quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố dự thảo Quy định Quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng. Theo Dự thảo Thông tư Quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, thì những quy định ở đây dự kiến áp dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung là trường) có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định. Thông tư không áp dụng cho việc tuyển sinh trình độ sơ cấp, tuyển sinh theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, đi học ở nước ngoài và đào tạo thường xuyên. Tổ chức tuyển sinh quanh năm Theo dự thảo, các trường có thể tổ chức một hoặc nhiều đợt tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1.1 và kết thúc công tác tuyển sinh chậm nhất trước ngày 31.12 hàng năm. Thời gian tuyển sinh, số đợt tuyển sinh trong năm do Hiệu trưởng các trường quyết

Xem tiếp

Được đăng ký nhiều nhưng chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng ưu tiên cao nhất

Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2016 Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, nhưng chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất, là một trong số những nội dung mới được đưa vào dự thảo quy chế tuyển sinh 2017. áng nay, 16.12, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh trình độ ĐH hệ chính quy, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên trên trang chính thức của mình. Trong đó, với những trường ĐH và trường CĐ sư phạm sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, Bộ GD-ĐT đưa ra một số nguyên tắc xét tuyển mới so với quy chế tuyển sinh hiện hành. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo quy chế ở đây. Theo đó, thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong đợt 1, đối với các trường, ngành thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt

Xem tiếp

Dự kiến bỏ “điểm sàn” tuyển sinh đại học

Đây là một trong hàng loạt điểm mới về xét tuyển ĐH vừa được Bộ GD-ĐT công bố trong dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017. Thí sinh ôn bài trước giờ thi môn lý tại hội đồng thi ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) – Ảnh: N.HÙNG “Điểm sàn” – điều kiện cần để thí sinh có thể tham gia xét tuyển ĐH được Bộ GD-ĐT cố gắng duy trì nhiều năm qua – đã bất ngờ được xóa bỏ hoàn toàn trong dự thảo quy chế này. Không còn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Ngày 15-12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm 2016 bộ đã bỏ “điểm sàn” trong tuyển sinh hệ CĐ, và năm 2017 dự kiến cũng sẽ bỏ “điểm sàn” trong tuyển sinh ĐH. Theo đó, điều kiện cần chung nhất là thí sinh tốt nghiệp THPT, còn điều kiện đủ do các trường quy định. Trong khi việc quản lý quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra ở nhiều trường ĐH vẫn đang còn gây nhiều bức xúc, thì liệu việc thả lỏng đầu vào ở thời điểm này có phù hợp? Sự

Xem tiếp

Dự thảo kỳ thi THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017: Tăng cơ hội đạt điểm cao nếu thi 2 bài tự chọn

Ảnh: Đào Ngọc Thạch Theo dự thảo kỳ thi THPT quốc gia 2017 của Bộ GD-ĐT, thí sinh được chọn dự thi 2 bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp. Trước thông tin này, nhiều học sinh cho biết sẽ đăng ký dự thi cả 2 tổ hợp môn tự chọn để tăng cơ hội đậu tốt nghiệp THPT cao hơn và xét tuyển vào ĐH. Em Trần Đình Thảo (học sinh Trường THPT Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM) cho biết: “Em học khối A nên chắc chắn chọn thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên (KHTN). Tuy nhiên, tổ hợp này có thêm môn sinh mà em học môn này hơi yếu nên nếu được phép chắc chắn em sẽ chọn thi cả tổ hợp môn khoa học xã hội (KHXH) để tăng cơ hội đậu lên cao”. Thảo nói thêm: Theo hướng dẫn của giáo viên thì kiến thức thi năm nay sẽ chỉ gói gọn trong chương trình lớp 12 nên em nghĩ để “kiếm” điểm các môn xã hội là không quá khó. Chỉ

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon