Danh mục: Tin giáo dục

​Soạn và kiểm tra giáo án: cần hay không?

Câu chuyện phòng GD-ĐT một huyện tại Thanh Hóa quy định giáo án phải viết tay hay việc soạn giáo án theo mẫu, soạn giáo án điện tử lâu nay đã đặt ra các câu hỏi tưởng như không cần trả lời. Giáo án điện tử của giờ học này có hình ảnh minh họa sinh động – Ảnh: N.HÙNG Nhưng đằng sau đó có thể là những lầm lẫn, ngộ nhận nên rất cần sự thảo luận rộng rãi từ cả phía giáo viên và người quản lý. Giáo án là gì? Từ điển bách khoa Việt Nam (bachkhoatoanthu.vass.gov.vn) giải thích giáo án là “kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên…”, Bộ Giáo dục và đào tạo (2011) định nghĩa “giáo án là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định thực hiện cho một bài học, một tiết học hay một buổi lên lớp”. Như vậy, giáo án là một bản kế hoạch và thay đổi tùy thuộc vào đối tượng, điều kiện dạy học dù cùng một mục tiêu, nội dung. Chẳng hạn, phương pháp dạy học của giáo viên sẽ khác nhau giữa lớp có học lực trung bình và khá,

Xem tiếp

Mờ nhạt hội đồng trường

Cơ chế hội đồng trường (HĐT) đã được quy định hàng chục năm qua, nhưng hiện có rất ít cơ sở giáo dục lập HĐT. Dù đã thực hiện tự chủ theo đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2015, nhưng đến nay Trường ĐH Ngoại thương vẫn chưa có hội đồng trường – Ảnh: NAM TRẦN “Vướng cả cơ chế bộ chủ quản, cả vai trò hiện tại của hiệu trưởng, nên chủ trương này nhiều năm qua không thể đi vào cuộc sống Ông Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT) Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, dù số lượng HĐT trong hệ thống các trường ĐH công lập nói chung và các trường được thí điểm tự chủ nói riêng còn khiêm tốn, nhưng ngay cả các HĐT ít ỏi hiện có thì hoạt động cũng rất hình thức. Bộ chủ quản 
không muốn buông Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy trong 14 trường ĐH được Thủ tướng phê duyệt thực hiện đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, đã có 10 trường

Xem tiếp

Tín hiệu đáng mừng

Gần hai tháng nay, nhiều người quen hay điện thoại nói với tôi về chuyện con em họ chọn vào học ở trường nghề, thậm chí tự học nghề với tư nhân thay vì vào đại học, cao đẳng dù chúng đã đậu vào những trường này. Ngại không dám thẳng thừng nói “nên” hay “không nên” như vậy với họ, tôi chỉ nói nhẹ với họ rằng việc chọn lựa như thế đã dần trở nên là xu thế, là cách làm tích cực của lớp trẻ qua nhận định thực tế của chúng và phụ huynh nên coi trọng ý kiến của con em mình. Chuyện “Bỏ đại học, chọn trường nghề” của em Huỳnh Hoàng Anh – một học sinh giỏi, đậu vào ĐH với điểm số cao – nói lên sự “thức ngộ” của các em rằng tấm bằng ĐH không phải là tất cả; rằng điều kiện cũng như cơ hội thăng tiến của người trẻ còn được xác lập bằng một nghề nghiệp thành thạo, tinh xảo; rằng nghề gì giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội đều là đáng quý, đáng theo học. Chuyện bỏ ĐH để vào trường

Xem tiếp

4 điều sinh viên mới tốt nghiệp nên hỏi người phỏng vấn khi xin việc

Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp đều muốn sớm có việc làm. Trong cuộc phỏng vấn, ứng viên không nên im lặng mà hãy tận dụng cơ hội để hỏi người phỏng vấn. Biết cách hỏi sẽ làm tăng giá trị của ứng viên trong mắt họ. Chia sẻ   Đặt câu hỏi cho người phóng vấn có thể giúp ứng viên biết liệu mình có hợp với công việc – Ảnh: Shuttestock Lương bổng và phúc lợi là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi đi làm. Thế nhưng, nếu ứng viên hỏi một cách quá quan tâm vào vấn đề này có thể không hay. Người phỏng vấn sẽ đánh giá dường như ứng viên đang quan tâm đến những thứ tổ chức làm cho họ hơn là ngược lại, theo The Independent. Hỏi đúng cách sẽ giúp các bạn trẻ hiểu hơn về công ty, tổ chức mình đang làm. Đồng thời, đây là cách để chứng tỏ ứng viên có hiểu biết và quan tâm đến công việc, không phải là người thụ động. Dưới đây là 4 điều mà sinh viên mới tốt nghiệp nên hỏi người phỏng vấn: Anh/chị thích nhất

Xem tiếp

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 có 5 bài thi

5 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015 làm thủ tục trước giờ thi – Ảnh: Như Hùng Chiều 28-9, Bộ GD-ĐT họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2017. Chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp Kì thi sẽ diễn ra với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Trong đó, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi

Xem tiếp

Chiều nay Bộ Giáo dục công bố phương án thi THPT quốc gia 2017

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, kỳ thi năm nay tổ hợp các môn, dự kiến ba năm sau mới tổ chức thi tích hợp. Lộ trình sẽ được tính toán kỹ, thông báo cụ thể để tránh cho thầy cô, học sinh bị sốc. Chiều nay 28/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo họp báo, chính thức công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia 2017 sau thời gian lấy ý kiến. Trước đó, theo dự thảo đưa ra ngày 8/9, kỳ thi được giao về cho Sở Giáo dục các tỉnh chủ trì, diễn ra vào tháng 6 và giảm từ 4 ngày xuống còn 2 ngày. Bộ dự kiến rút gọn 8 môn thi xuống còn 5 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội (tổ hợp Sử, Địa, Công dân). Ngoài Ngữ văn thi tự luận 120 phút do giáo viên chấm, 4 bài thi còn lại đều là trắc nghiệm khách quan, làm trên giấy, chấm trên máy. Môn Toán tổng cộng 50 câu làm trong 90 phút, Ngoại ngữ 40 câu làm trong 60 phút. Hai bài thi

Xem tiếp

Công bố dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH 2017

Ngày 8-9, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017. Nhiều bạn trẻ đến tham dự ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH&CĐ 2016 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Hà Nội – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Bộ GD-ĐT khẳng định đã có những đánh giá cụ thể về việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia trong hai năm 2015 và 2016 trước khi quyết định những điều chỉnh phù hợp cho năm 2017. Theo đó, năm 2015, Bộ GD-ĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với 99 cụm thi, trong đó 61 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Năm 2016, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải di chuyển xa khi tham gia dự thi, Bộ đã tổ chức 120 cụm thi, trong đó 50 cụm thi do các sở GDĐT chủ trì, 70 cụm thi do các trường ĐH chủ

Xem tiếp

Bộ LĐ-TB-XH chính thức quản lý giáo dục nghề nghiệp

Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2016. Trong đó, Thủ tướng đã chính thức giao cho Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Nghị quyết nêu rõ: “Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm. Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các bộ, cơ quan quản lý trực tiếp các trường trung cấp, CĐ khẩn trương chỉ đạo thực hiện tự chủ trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm nhanh can thiệp hành chính của bộ chủ quản và UBND cấp tỉnh”. Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng nhanh chóng hoàn thiện dự thảo nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Mỹ Quyên (Theo Thanh niên)

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon