Danh mục: Tin tức

Panasonic Life Solutions Việt Nam tài trợ thiết bị thực hành cho sinh viên

Nhằm hỗ trợ sinh viên có điều kiện thực hành cùng trang thiết bị hiện đại, Công ty Panasonic Life Solutions Việt Nam đã ký kết thỏa thuận trao tặng cho khoa Điện – Điện tử Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức gói thiết bị và sản phẩm trị giá 455 triệu đồng. Đại diện Panasonic Life Solutions Việt Nam trao tặng tài trợ thiết bị phòng thực hành cho trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Sáng ngày 25/3/2022, ông Võ Long Triều – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đã tiếp nhận gói tài trợ thiết bị trên từ ông Tomohiro Kanamori – Giám đốc nhóm sản phẩm thiết bị điện xây dựng (ECM) của Panasonic Life Solutions Việt Nam. Công ty Panasonic Life Solutions Việt Nam (PLSVN) là đơn vị thuộc Tập đoàn Panasonic, chuyên sản xuất các thiết bị điện xây dựng (ổ cắm, công tắc, cầu dao), thiết bị quạt, điện gia dụng, thiết bị chiếu sáng và một số thiết bị điện doanh nghiệp khác. Sản phẩm của PLSVN được sản xuất và tích hợp công nghệ hiện đại, đem đến những giải pháp an toàn – tinh tế – bền

Xem tiếp

Sinh viên trường nghề có thể thi tốt nghiệp tại doanh nghiệp

Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp năm cuối của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định. Tổng cục GDNN (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa có văn bản gửi các trường trung cấp, cao đẳng về việc liên kết đào tạo và đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Nội dung công văn nêu rõ, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới. Để duy trì ổn định hoạt động đào tạo trong các nhà trường, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp cho phục hồi kinh tế, Tổng cục GDNN đề nghị các trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp

Xem tiếp

Sợ trở thành “con nhà người ta”

Từ chối cơ hội vào 2 trường ĐH để rồi trở thành thủ khoa trường nghề, tham gia chống dịch ngay khi vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, chàng trai 18 tuổi Trần Đặng Văn Tài đã trở thành một trong 14 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2021. Đỗ 2 trường đại học vẫn đi học nghề Niềm vui nối tiếp niềm vui khi vừa được xướng tên trong chương trình Vinh danh thủ khoa chưa lâu, Trần Đặng Văn Tài lại tiếp tục được vinh danh là Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM. “Cả hai danh hiệu đều khiến em bất ngờ. Em không học quá giỏi và trở thành công dân trẻ tiêu biểu là điều em chưa từng mơ tới”, Tài khiêm tốn. Đó là bệ phóng để em phát triển hơn công tác Đoàn cũng như quá trình học tập, nhưng cũng khiến bản thân em phải chú ý hơn trong lời ăn tiếng nói, cách cư xử, nghiêm túc hơn. Trần Đặng Văn Tài tại Lễ tuyên dương thủ khoa TP.HCM Những năm cấp 3, thành tích học tập của Tài luôn ở mức khá – giỏi. Toán là môn học mà

Xem tiếp

Tuyển sinh 2022: Nhiều ngành học mới đáp ứng nhu cầu nhân lực

Các trường cao đẳng dự kiến tuyển sinh nhiều ngành học mới trong năm 2022 nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp. Phục vụ nhu cầu về lắp đặt điện, máy lạnh… Thạc sĩ Phạm Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết năm 2022, ngoài 24 ngành học trình độ cao đẳng với 3.585 chỉ tiêu và 6 ngành trình độ trung cấp (270 chỉ tiêu), trường còn dự kiến tuyển sinh 3 ngành học mới. Đó là kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, tự động hóa công nghiệp. “Đây đều là những ngành rất cần thiết cho thực tế. Hiện nhu cầu nhân lực đối với các lĩnh vực lắp đặt điện, điều khiển trong công nghiệp là rất lớn như lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, khí cụ điện, hệ thống điện công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp và các công trình dân dụng. Đặc biệt là trong hệ thống các tòa nhà thông minh”, ông Tuấn nói.   Năm 2022, các trường cao đẳng mở

Xem tiếp

Nam sinh từ chối 2 trường ĐH để học nghề và điều đặc biệt ở tuổi 18

Người ta nói 18 là tuổi ăn tuổi ngủ, vô lo vô nghĩ nhưng Trần Đặng Văn Tài, chàng sinh viên năm nhất, lại làm được nhiều thứ, suy nghĩ khác biệt và đạt được danh hiệu công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2021. Sống là cho đi và không cần nhận lại Trần Đặng Văn Tài (18 tuổi, sinh viên năm nhất ngành cơ khí ô tô Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức), vừa vinh dự trở thành một trong 14 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2021. Tuổi 18 của Trần Đặng Văn Tài rất đẹp vì đã làm được nhiều điều ý nghĩa NVCC Ngay từ khi còn nhỏ, Tài đã theo chân các anh chị chuyên trách hè tại địa phương tham gia rất nhiều hoạt động. Cho đến khi lên THPT, trở thành một cán bộ Đoàn, Tài càng năng nổ dấn thân vào các hoạt động cộng đồng và đạt được rất nhiều thành tích, bằng khen. Những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6.2021 vừa qua, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM, Tài đã xung phong đi chống dịch mặc dù đang là thời điểm cần tập trung ôn thi

Xem tiếp

Từ thủ khoa trường cao đẳng đến công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM ở tuổi 18

Chưa đầy 1 tháng, Trần Đặng Văn Tài – 18 tuổi, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, TP.HCM – được xướng tên đến 2 lần trong những buổi lễ vinh danh trang trọng, gồm chương trình ‘Vinh danh thủ khoa’ và ‘Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM’ 2021. Trần Đặng Văn Tài (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) cùng các công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2021 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Đáng chú ý, cũng đã tròn 10 năm kể từ lần cuối cùng trong chương trình vinh danh “Công dân tiêu biểu TP.HCM” thường niên có sự xuất hiện của một sinh viên thuộc khối giáo dục nghề nghiệp, hiện gồm các trường cao đẳng và trung cấp. Lớn lên bên tô bún, tô phở của mẹ Từ nhỏ, Văn Tài chỉ sống cùng mẹ tại Q.9, nay là TP Thủ Đức. Nguồn kinh tế của hai mẹ con trong gần 20 năm qua phần lớn phụ thuộc vào quán cóc được căng bạt dựng sát vách ngoài chung cư văn hóa Phước Long B (TP Thủ Đức). Sáng sáng, mẹ của Tài bán các món điểm tâm, hôm thì bún, hôm thì phở, hủ tiếu. Xế

Xem tiếp

Không phải cứ mở Google Meet và Zoom lên thì được gọi là dạy trực tuyến

Nếu như dạy trực tiếp chỉ soạn giáo án, tài liệu thì khi dạy trực tuyến, người thầy phải chuẩn bị nhiều nguồn tư liệu học tập khác như quay video bài giảng, thiết kế tương tác trên video bài giảng, thiết kế các công cụ đánh giá… Những yêu cầu mà người thầy cần phải đáp ứng khi dạy trực tuyến cao hơn rất nhiều so với dạy trực tiếp, chính là chia sẻ của thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng, giảng viên khoa Công nghệ thông tin Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức sau khi giành giải nhì cuộc thi về giảng dạy (Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp), do Tổng cục Giáo duc nghề nghiệp tổ chức mới đây. Mặc dù chưa đạt giải nhất nhưng việc trăn trở làm sao để các tiết học trực tuyến đạt chất lượng, truyền được cảm hứng cho sinh viên chính là điều khiến thạc sĩ Huy Hoàng gây được ấn tượng nơi ban giám khảo. Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp NVCC Bài giảng từ thực tiễn đang diễn ra ngoài đời thực Là một trong hơn 400 giảng viên,

Xem tiếp

Khai mạc Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021 – minh chứng sinh động của chuyển đổi số trong GDNN

“Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021 tổ chức theo hình thức trực tuyến là một minh chứng sinh động của chuyển đổi số trong GDNN”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng nhấn mạnh trong phát biểu tại buổi lễ khai mạc Hội giảng. Sau 3 năm tích cực chuẩn bị, ngày 12/11, Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021 đã chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến. Dự lễ khai mạc tại điểm cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM Nguyễn Minh Triết, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương, đại diện Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội Việt Nam. Hội giảng còn có sự tham gia và theo dõi đông đảo các Hội GDNN, cơ sở GDNN, các nhà giáo GDNN, những người quan tâm đến GDNN tại các điểm cầu trực tuyến của các địa phương và kênh livestreams trực tuyến. Người thầy luôn giữ vai trò quan trọng trong thời đại

Xem tiếp

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội giảng nhà giáo GDNN “đặc biệt” nhất từ năm 1998

Là Hội giảng đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến tính từ năm 1998 trở lại nay, Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021 không chỉ thu hút sự chú ý của xã hội về năng lực của hệ thống GDNN, về chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN thông qua hoạt động trình giảng của các nhà giáo mà còn thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ sở GDNN, doanh nghiệp bởi các hoạt động chuyên môn, bên lề trao đổi về các vấn đề nóng của GDNN. 404 nhà giáo trình giảng tại 113 địa điểm Với mong muốn truyền đi thông điệp “Nhà giáo GDNN ĐỔI MỚI – SÁNG TẠO- THÍCH ỨNG – HỘI NHẬP” – nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, Hội giảng sẽ tập trung phát động, lan tỏa hình ảnh, thông tin về hệ thống GDNN thông qua năng lực thích ứng của nhà giáo khi sử dụng công nghệ và áp dụng phương pháp mới trong tổ chức giảng dạy. 404 nhà giáo GDNN sẽ

Xem tiếp

Sẽ có 404 nhà giáo tranh tài tại Hội giảng trực tuyến giáo dục nghề nghiệp

Từ ngày 12-18/11 sẽ diễn ra Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2021 với sự tham gia của 404 nhà giáo. Thông tin này được Tổng cục GDNN – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thông tin tại buổi Gặp mặt thông tin cho báo chí diễn ra sáng 9/11. Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Trưởng Ban Tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021 thông tin với báo chí tại cuộc gặp sáng 9/11/2021. Theo Tổng cục GDNN, Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Có 404 nhà giáo tham gia trình giảng, tại 113 địa điểm của 55 địa phương và 6 bộ, ngành. Đây là một trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Trưởng Ban Tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021, cho biết: Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm nay mang thông điệp “Đổi mới – Sáng tạo – Thích ứng –

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon