Danh mục: Tin giáo dục

Thầy cô giáo là niềm tin, chỗ dựa cho học sinh

Cảm hóa học sinh (HS) cá biệt là điều không đơn giản nhưng nếu kiên trì, gần gũi, đặt mình vào vị trí cha, mẹ của các em thì sẽ giáo dục tốt hơn. Đó là chia sẻ của các thầy cô giáo tại buổi giao lưu Trái tim người thầy sáng 17-11. Nhà giáo tiêu biểu tại buổi giao lưu. Từ trái qua: Cô Nguyễn Tuyết Mai; cô Hoàng Thụy Bích Thủy; cô Dương Thị Hải Quý và thầy Nguyễn Thái Hoàng Buổi gặp gỡ và giao lưu này nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp, cống hiến của các thế hệ nhà giáo TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung với sự nghiệp trồng người. Phát biểu tại buổi giao lưu, ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM gửi gắm: Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, GV là người quyết định. Từ tư duy, nhận thức, cách làm cách nghĩ cùng với tấm lòng của thầy cô giáo mới có được kết quả như hôm nay. 80.000 thầy cô giáo của TP.HCM xứng đáng là niềm tin, chỗ dựa và là tấm gương cho các em noi theo. Đặt

Xem tiếp

Học từ cuộc sống

Tiết học đầy hứng thú của thầy Đức Anh Có một thầy giáo bỏ những cuộc hẹn tuổi trẻ, rong ruổi cùng học sinh từ bệnh viện, bến xe đến hẻm nhỏ, xóm nghèo… để tạo dựng những bài học trải nghiệm cuộc sống. Nhờ đưa thực tế cuộc sống vào bài học, những tiết dạy văn của thầy Đỗ Đức Anh (28 tuổi), Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM luôn tạo sự hứng thú, yêu thích cho học trò. Sáng tạo không ngừng Trong tiết văn của lớp 10A2, với bài học về truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, thầy Đức Anh đã tổ chức thành… phiên tòa giả định để học sinh (HS) lần lượt vào vai bị cáo, thẩm phán, luật sư, công tố viên… Qua đó các em được nói lên suy nghĩ của mình về tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau như tình yêu đôi lứa, tình yêu dân tộc, đất nước… Không những vậy, thầy Đức Anh còn sáng tạo ra nhiều tiết dạy khác cũng theo hướng mới, để HS được trải nghiệm theo kiểu nhập vai. Có thể kể như trong bài Chiếc thuyền ngoài xa,

Xem tiếp

Hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp thuộc về Bộ LĐ-TB&XH

Ngày 9-11, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) và Bộ Lao động-thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH)  đã tổ chức lễ bàn giao công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, Bộ GD-ĐT bàn giao nguyên trạng chức năng quản lý nhà nước đối với các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp (không tính các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên các cấp), hệ đào tạo trình độ CĐ, trung cấp chuyên nghiệp tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác (không tính lĩnh vực đào tạo giáo viên) sang Bộ LĐ-TB&XH. Như vậy, sẽ có hơn 200 trường CĐ và hơn 300 trường trung cấp chuyên nghiệp từ chỗ thuộc quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT được chuyển sang cơ quan quản lý nhà nước mới là Bộ LĐ-TB&XH. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay, Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục xử lý dứt điểm những vấn đề liên quan đến tuyển sinh của các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp năm 2016. Từ năm 2017 các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp sẽ tuyển sinh theo quy chế do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.

Xem tiếp

Khi doanh nghiệp đặt hàng nhà trường

Nhóm nghiên cứu của Hà Châu Trinh (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) bên hệ thống máy sản xuất chạo tôm tự động Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đặt hàng cho giảng viên và sinh viên các trường ĐH nghiên cứu, chế tạo ra những thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Lợi cả đôi bên PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Hiện nay các doanh nghiệp, nhà máy đang có nhu cầu rất lớn về thiết bị, hệ thống dây chuyền sản xuất. Nếu mua ở ngoài sẽ khó có sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nên doanh nghiệp đã tìm đến các trường ĐH đề nghị trường nghiên cứu, chế tạo theo đúng tiêu chí đặt ra. Việc hợp tác này có lợi cho cả đôi bên. Doanh nghiệp giảm chi phí còn giảng viên và sinh viên sẽ có cơ hội cọ xát thực tế và thể hiện năng lực nghiên cứu, sáng tạo của mình”. Hằng năm, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận khá nhiều đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Các

Xem tiếp

Sẽ có chương trình đào tạo đại học 3 năm

Đây là một thay đổi quan trọng trong chương trình đào tạo trình độ đại học theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 6-11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Theo đó, thời gian đào tạo giáo dục phổ thông không thay đổi so với hiện tại. Tuy nhiên, riêng chương trình bậc đại học sẽ có thể rút ngắn thời gian đào tạo với mức tương đương 3-5 năm (các trường hiện tại đều đào tạo đại học từ 4-6 năm). Ngoài ra, chương trình cao đẳng được cho phép đào tạo với khối lượng học tập tương đương 2-3 năm tập trung (hiện tại đều được thiết kế theo chương trình 3 năm). Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ cũng được quy định thời gian đào tạo linh hoạt từ 1-2 năm. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học là một phương án được cân nhắc

Xem tiếp

Giáo sư trẻ ra lò từ Việt Nam

Rất ít nói về bản thân nhưng vị giáo sư trẻ tuổi lại say sưa khi nhắc đến các công trình nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên từ nguồn nấm lớn, nấm ký sinh, các nguồn tinh dầu, hương liệu… GS Trần Đình Thắng (sinh năm 1975), phó trưởng khoa hóa học Trường ĐH Vinh, vừa được công nhận là tân giáo sư trẻ nhất năm 2016 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH “Thành công không phải là một điểm 
đến, mà đó là một 
con đường… GS Trần Đình Thắng Phải sau rất nhiều lần thuyết phục, giáo sư (GS) Trần Đình Thắng – GS đầu tiên của khoa hóa học Trường ĐH Vinh (Nghệ An), cũng chính là tân 
giáo sư trẻ nhất năm 2016 – mới cởi lòng, chia sẻ về con đường nghiên cứu khoa học của mình. Từng công tác 
ở khối văn phòng Nhiều người nghĩ tân giáo sư trẻ nhất năm 2016 chắc hẳn phải bắt đầu con đường nghiên cứu của mình từ rất sớm mới có thể hái “trái ngọt” của sự nghiệp khi tuổi đời còn trẻ (được công nhận chức danh giáo sư khi mới tròn 41 tuổi – PV).

Xem tiếp

Cả nước có thêm 703 giáo sư, phó giáo sư

Từ năm 1980 đến 2015, cả nước có 11.619 GS, PGS. Riêng năm 2016 có thêm 703 GS và PGS. Theo Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ, số GS, PGS của nước ta so với thế giới còn khiêm tốn. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (phải) tặng hoa cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ – Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ngày 5-11 tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận công nhận chức danh GS, PGS năm 2016 cho 703 nhà giáo. Trước đó, cả nước có 11.619 GS, PGS. Đã có hơn 12.000 GS, PGS Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tri thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt”, “xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh sẽ trực tiếp nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh của đất nước”. Trong đó, đội ngũ nhà giáo, đặc biệt các GS, PGS, đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nói riêng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói

Xem tiếp

Những hình ảnh thú vị nghĩ về giáo dục

Học trò tiểu học hồn nhiên chơi với vũng nước mưa ở sân trường Ba bức ảnh khiến tôi hạnh phúc khi biết rằng con mình được học ở ngôi trường đặt hạnh phúc của bọn trẻ lên cao hơn những giáo điều, khuôn phép lâu nay. Tiếc là ít nhà trường chịu thử thay đổi cách nghĩ, cách làm như vậy. on gái tôi mới vào nhà trẻ. Bỏ qua tất cả những thiện cảm với việc cô giáo mầm non mỗi ngày viết cho vợ chồng tôi biết hôm nay bé ngủ có ngoan không, có ăn hết phần ăn ở trường không… hay cô hiệu trưởng của trường tình cờ gặp tôi đón bé thậm chí còn hỏi bé con: “Cái đồng hồ hôm qua vẽ trên tay đã rửa sạch chưa?…”. Điều đáng kể ở đây là trong vô số bức ảnh mà các cô giáo tự chụp bằng điện thoại rồi đưa lên một group riêng của trường cho phụ huynh xem, có 3 bức ảnh hết sức giản dị nhưng tôi tin chắc rằng bất cứ phụ huynh nào có quan tâm đến giáo dục cũng cực kỳ hạnh phúc. 1. Đó là bức

Xem tiếp

Lần đầu tiên VN ban hành khung trình độ quốc gia

Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt khung trình độ quốc gia. Theo đó, cấu trúc khung trình độ quốc gia có 8 bậc, kèm theo mỗi bậc là các quy định về chuẩn đầu ra, khối lượng tích lũy học tập, văn bằng tương ứng. Thấp nhất là bậc 1 (văn bằng tương ứng là chứng chỉ nghề bậc 1), cao nhất là bậc 8 (văn bằng tương ứng là tiến sĩ). Các văn bằng trung cấp sẽ tương ứng với bậc 4, CĐ bậc 5, ĐH bậc 6, thạc sĩ bậc 7. Mục tiêu của việc ban hành khung trình độ quốc gia là để phân loại, chuẩn hóa năng lượng và khối lượng học tập tối thiểu đối với mỗi trình độ, thông qua đó chuẩn hóa văn bằng chứng chỉ. Khung trình độ quốc gia cũng sẽ là căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. Sau khi có khung

Xem tiếp

Phương án thi THPT 2017 sẽ áp dụng cho các năm tiếp theo

Tiến độ xây dựng chương trình – sách giáo khoa mới triển khai chậm so với kế hoạch Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới thi cử là một trong những vấn đề sẽ được Quốc hội quan tâm trong phiên họp tuần này. Tuần này, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về các vấn đề kinh tế – xã hội, trong đó Bộ GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về một số vấn đề nóng thuộc lĩnh vực GD-ĐT. “Thực hiện đề án rất chậm” Dạy nhiều ngoại ngữ phải dựa vào nhu cầu thực tiễn Xung quanh chủ trương đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy bắt buộc trong trường phổ thông để tăng cơ hội lựa chọn cho học sinh, Thường trực ủy ban cho rằng việc đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy trong nhà trường là xu thế tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cũng như nhu cầu của học sinh và các địa phương. “Việc mở rộng số lượng ngoại ngữ đưa vào trường phổ thông, số lượng ngoại ngữ bắt

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon