Danh mục: Tin tức

Mầm bệnh đang âm thầm lây lan cộng đồng, trong chúng ta ai cũng có thể là F0

Hiện mỗi ngày, TP.HCM đều phát hiện những ca nhiễm mới không rõ nguồn lây thông qua sàng lọc. Những người chúng ta tiếp xúc hằng ngày có thể trở thành F0 hoặc chính chúng ta trở thành F0 gây lây nhiễm cho người xung quanh. Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho công nhân làm việc ở Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM) trong đêm 17-6 – Ảnh: NHẬT THỊNH Từ ngày 27-4 đến tối 17-6, TP.HCM đã phát hiện 1.197 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đã được Bộ Y tế công bố. Hiện TP.HCM đứng thứ 3 trong 39 tỉnh thành có ghi nhận có ca mắc COVID-19, chỉ sau Bắc Giang và Bắc Ninh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tối 17-6 cho biết, sau khi kiểm soát được chuỗi lây nhiễm liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng thì thành phố đã phát hiện 6 chuỗi lây nhiễm mới có số lượng người nhiễm bệnh cao. Và còn những chuỗi lây nhiễm mới đã và đang được truy vết. Sự lây nhiễm như ‘quả bóng bàn nảy chỗ này rồi tưng chỗ khác’ HCDC phân tích, đặc điểm của các

Xem tiếp

Làm thế nào để doanh nghiệp cũng là một nhà trường?

Doanh nghiệp có phải trường học không? Ở một số quốc gia phát triển, doanh nghiệp một mặt vừa tạo công ăn việc làm nhưng một mặt khác, doanh nghiệp sẽ công nhận chứng chỉ kỹ năng nghề. Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội thảo “Tham vấn ý kiến về Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB&XH tổ chức trực tuyến mới đây. Nhấn để phóng to ảnhToàn cảnh hội thảo. Doanh nghiệp chưa “mặn mà” Tại hội thảo, ông Nguyễn Chỉ Sáng – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đã bàn luận về khía cạnh kết hợp giữa doanh nghiệp với các trung tâm nghề nghiệp” được đề cập ở Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”. “Ngày xưa, tôi học Bách Khoa thì việc kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp này rất tốt. Tức là sinh viên được xuống các nhà máy thực tập, thực hành. Thế nhưng bây giờ câu chuyện nó khác. Các doanh nghiệp

Xem tiếp

Đào tạo nghề kép: “Chìa khóa vàng” cung cấp nhân lực chất lượng cao ở Đức

Đào tạo nghề kép là mô hình đào tạo nghề chủ đạo, hiệu quả và là niềm tự hào của Đức. Đó là “chìa khóa vàng” cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia này. Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo phát triển hàng đầu thế giới. Có được thành công đó một phần quan trọng nhờ vào nguồn nhân lực có kĩ năng cao và thái độ nghề nghiệp chuẩn mực là kết quả của hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện đại, chất lượng, hiệu quả. PGS.TS Bùi Thế Dũng, chuyên gia tư vấn về Giáo dục nghề nghiệp có bài phân tích về mô hình đào tạo nghề kép của Đức cũng như những điểm mới trong Luật giáo dục nghề nghiệp 2020 của quốc gia này. Mô hình đào tạo nghề kép của Đức Đào tạo nghề kép (ĐTNK) là mô hình đào tạo nghề chủ đạo, hiệu quả và là niềm tự hào của Đức. Đó là “chìa khóa vàng” cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia này. Mô hình đào tạo nghề ban đầu phối kết hợp

Xem tiếp

Chính phủ: Phải tạo điều kiện cho người học nghề học liên thông nâng cao

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH tập trung đa dạng hóa phương thức đào tạo nghề dựa theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia và thị trường lao động. Nhân rộng các mô hình đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp Ngày 25/5, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng Xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH tập trung đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Xây dựng và nhân rộng các mô

Xem tiếp

Thi tốt nghiệp THPT: Cân bằng đề thi giữa các đợt, dành chỉ tiêu tuyển sinh đợt 2

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cần tiếp tục có các giải pháp để đảm bảo công bằng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh lớp 12 ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Đó là công bằng về đề thi nếu có 2 đợt thi khác nhau; kết quả thi phải công bằng cho thí sinh (TS) ở tất cả các vùng miền, địa phương trên cả nước vì kết quả của kỳ thi vẫn được dùng để xét tuyển ĐH, CĐ. Muốn làm như vậy thì từ khâu coi thi, chấm thi phải đảm bảo nghiêm túc, minh bạch. “Ví dụ với việc chấm thi môn tự luận duy nhất là môn ngữ văn, Bộ cần quy định rõ việc vận dụng hướng dẫn chấm chặt chẽ vì nếu không, kết quả chỉ chênh nhau 1 điểm đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của TS khi sử dụng kết quả đó để xét tuyển ĐH”, ông Dũng nói. Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Bắc Ninh đề nghị: “Đối với TS tham dự thi đợt 2, Bộ GD-ĐT có

Xem tiếp

Chọn trường nghề, hướng đi cho học sinh không thi vào lớp 10 ở TPHCM

Theo thống kê mới nhất của Sở GD-ĐT TPHCM, mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, hơn 16.000 học sinh lớp 9 không đăng ký thi mà có những định hướng và lựa chọn khác như du học, theo học tại các trường dân lập. Tiếp cận thực tế từ sớm Sau khi hoàn thành chương trình THCS, Hứa Nguyễn Trọng Tín (sinh năm 1995) đã quyết chọn học nghề Điện Công nghiệp và Dân dụng tại trường nghề với thời gian khoảng 2 năm, song song với việc học kiến thức phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên (Quận Thủ Đức cũ). Đến nay, Trọng Tín đang học liên thông chương trình đại học tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM hệ vừa học vừa làm để nâng cao tay nghề. Tín chia sẻ, những kiến thức khi được học tại trường nghề trước đây đã giúp ích rất nhiều khi đi làm và cả việc học lên sau này. Các học viên có nhiều buổi được thực hành trực tiếp trong chương trình đào tạo nghề. “Ở tại trường học gần như đủ kiến thức để mình đi ra ngoài làm. Các thầy cũng tạo

Xem tiếp

Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo hệ 9+

Những năm gần đây, thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh phát triển các chương trình đào tạo hệ 9+ (định hướng vừa học nghề, vừa học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở), mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố kiến nghị các bộ: Giáo dục và Đào tạo; Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian tới tạo điều kiện cho các trường nghề hơn nữa, qua đó thu hút ngày càng nhiều học sinh tham gia, nâng cao hiệu quả của chương trình. Học sinh học thực hành tại Trường Cao đẳng Viễn Đông – trường được rất nhiều học sinh đăng ký theo học hệ 9+. Nhiều ưu điểm Cầm tấm bằng tốt nghiệp nghề điện công nghiệp và dân dụng của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, anh Trần Đức Phấn (sinh năm 1999, ở quận 6) phấn khởi chia sẻ: “Năm 2017, tốt nghiệp trung học cơ sở, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên em ở nhà phụ giúp việc gia đình. Sau gần

Xem tiếp

Tọa đàm khoa học “Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Trong 2 ngày, 09-10/4/2021, tại Thanh Hóa, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức tọa đàm khoa học “Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tham dự tọa đàm có PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ; Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Bà Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; PGS.TS Dương Đức Lân – Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội cùng nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. TS Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tham dự và chỉ đạo Tọa đàm; Các Phó tổng cục trưởng Đỗ Năng Khánh, Nguyễn Thị Việt Hương, Phạm Vũ Quốc Bình chủ trì các phiên thảo luận chuyên đề. Các đại biểu tham dự tọa đàm phát biểu  Phát biểu khai mạc và chỉ

Xem tiếp

Phó Thủ tướng: Khẩn trương ban hành quy định dạy văn hóa trong trường nghề

Chiều 6/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với nhiều Bộ về vấn đề giảng dạy chương trình văn hóa giáo dục phổ thông trong các trường nghề. Tại cuộc họp, đại diện các Bộ VH-TT&DL, Bộ Lao động-TB&XH, Bộ GD-ĐT, Bộ Tư pháp… trao đổi, thảo luận về những hạn chế, vướng mắc đang đặt ra trong việc giảng dạy chương trình văn hóa giáo dục phổ thông tại các trường nghề cũng như giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho học sinh. Bộ GD-ĐT  khẩn trương ban hành hướng dẫn khối lượng dạy văn hóa trong trường nghề Các ý kiến thống nhất tại cuộc họp, khẳng định tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục, các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động – TB&XH và các bộ ngành liên quan là đều mong muốn thực hiện giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ, giữa các hệ thống và hình thức đào tạo. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,

Xem tiếp

Dạy văn hoá tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hai việc cần làm ngay

Việc dạy văn hóa cho học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang thiếu đồng bộ trong tổ chức triển khai. Ông Lê Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và XH, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, nêu ý kiến. Ngày 26/3, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế – kỹ thuật đã gửi công văn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “kêu cứu” về việc giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang thực sự gặp nhiều khó khăn, bất cập do Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm ban hành thông tư quy định liên quan. Báo VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quân – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau một số vấn đề xung quanh sự việc này. Ông Lê Quân – Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau. Phóng viên:Thưa ông, vừa qua hiệp hội các trường nghề đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng về việc giảng dạy

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon