Danh mục: Tin tức

Tốt nghiệp CĐ nghề phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 2/6

Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Ở trình độ trung cấp, sau khi tốt nghiệp, người học phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của VN. Đối với trình độ cao đẳng, yêu cầu người học có năng lực thực hiện được công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của ngành, nghề đào tạo; hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc, có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của VN… Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15.6 tới. T.Hằng (Theo Thanh niên)

Xem tiếp

Cần liên thông giáo dục phổ thông và nghề nghiệp

Học sinh lớp 8 tham gia buổi học nghề tại Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Q.Tân Bình, TP.HCM Hiện nay lao động nước ta có tỷ lệ qua đào tạo rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, tình trạng này không chỉ làm cho năng suất lao động thấp mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Dẫn đến tình trạng trên, không chỉ do phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu mà còn chưa có sự liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Nguy cơ rơi vào “bẫy giáo dục trung bình thấp” Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1.4.2014 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có tới 82,8% trong số người dân từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chỉ có 17,2% được qua đào tạo, trong đó sơ cấp là 1,8%, trung cấp 5,8%, CĐ 2,6% và ĐH 6,9%. Nếu coi trình độ CĐ trở lên là lao động bậc cao, thì cứ một lao động bậc cao có 0,8 kỹ thuật viên (sơ cấp, trung cấp) và 8,7

Xem tiếp

Học ngành gì để không thất nghiệp?

Nên chọn ngành theo xu hướng hay theo sở thích? Đại học có phải tất cả? Nghề nào thu nhập cao? Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có nghĩa là gần 1 triệu thí sinh sẽ kết thúc 12 năm đèn sách để bước sang một trang mới của cuộc đời. Đó có thể là một trường đại học, một trường nghề hay cũng có thể là một lựa chọn khác. Thế nhưng đến nay vẫn rất nhiều bạn vẫn đang vô cùng phân vân trong việc chọn trường, chọn ngành. Nên chọn ngành theo xu hướng hay theo sở thích? Đại học có phải tất cả? Nghề nào thu nhập cao? Liệu với tính cách của bản thân thì có thể trở thành một nhà thiết kế hay một giáo viên, bác sĩ? Hiểu được những băn khoăn này của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, trong ngày hội tư vấn hướng nghiệp diễn ra tại Hà Nội ngày 14/5, Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh – Nguyên phó vụ trưởng phát triển nguồn nhân lực – Phó ban Chương trình Quốc gia về việc làm

Xem tiếp

Đóng góp về vấn đề hướng nghiệp và phân luồng trong chương trình phổ thông

Trên thực tế, sau khi học xong giai đoạn Trung học cơ sở, có rất ít học sinh đi học nghề ngay mà thường là các em tiếp tục học lên bậc Trung học phổ thông. LTS: Tiếp tục đưa ra góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, thầy Trần Trí Dũng đưa ý kiến về vấn đề hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc giới thiệu, định hướng cho học sinh phổ thông về sự khác biệt trong việc đào tạo bậc đại học. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Ngày 12/4/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đế lấy ý kiến nhân dân. Sau một khoảng thời gian ngắn đã có được nhiều những ý kiến đóng góp cho Dự thảo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và dư luận. Trên thực tế, Dự thảo đã quán triệt đúng tinh thần đổi mới giáo dục đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Tuy nhiên Dự thảo vẫn

Xem tiếp

TPHCM: Bàn giao 50 trường cao đẳng, trung cấp về Sở Lao động

Sáng nay (9/5), Sở GD-ĐT TPHCM chính thức bàn giao 50 trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) về cho Sở Lao động, thương binh & xã hội (LĐ-TB&XH) TPHCM. Theo đó, 18 trường CĐ và 32 trường TCCN (trừ các trường/ngành sư phạm) do Sở GD-ĐT TPHCM quản lý đã được chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước sang Sở LĐ-TB&XH từ ngày 9/5. Sở GD-ĐT TPHCM chính thức bàn giao 50 trường CĐ, TC về Sở Lao động Việc chuyển giao các hồ sơ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ bao gồm: việc quyết định thành lập trường, công văn cho phép mở cơ sở, quyết định thành lập phân hiệu, đổi tên trường, bổ nhiệm Ban giám hiệu (đối với trường công lập), quyết định công nhận Ban giám hiệu (đối với trường ngoài công lập), văn bản cho phép liên kết đào tạo… Về nhân sự cụ thể, việc điều chuyển công tác sẽ được thực hiện theo nguyện vọng của cá nhân. Bên cạnh đó, các hồ sơ đang trong quá trình xử lý của Sở GD-ĐT cũng sẽ được bàn giao sang Sở LĐ-TB&XH để tiếp

Xem tiếp

Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ thị nêu rõ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan toả của số hoá và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế,

Xem tiếp

Tập đoàn Freesia (Nhật Bản) sẵn sàng hợp tác với TPHCM trong đào tạo nguồn nhân lực

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Tập đoàn Freesia (Nhật Bản) Sasaki Beji. (Thanhuytphcm.vn) – Tối 4/5, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu đã tiếp ông Sasaki Beji, Chủ tịch Tập đoàn Freesia (Nhật Bản) đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư vào TPHCM. Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu cảm ơn Tập đoàn Freesia (Nhật Bản) đã hỗ trợ TPHCM trong việc đào tạo nghề, qua đó đã có nhiều lao động của TPHCM được qua Nhật Bản tu nghiệp sinh, lao động, nâng cao trình độ tay nghề. Trong việc hợp tác giữa TPHCM và Nhật Bản, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu cũng đánh giá cao sự hợp tác giữa Trường Cao đẳng công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức trong việc đào tạo nghề cho đội ngũ học viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chương trình đột phá mà TPHCM tập trung thực hiện. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu cho biết,  TP luôn ý thức việc đào tạo đội ngũ người lao động

Xem tiếp

​Vinh danh học sinh, sinh viên giỏi nghề năm 2017

Tối 23-4, Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi “Học sinh, sinh viên giỏi nghề” lần 9 năm 2017. Các thí sinh đạt giải cao trong Hội thi tay nghề ASEAN – Ảnh: DUYÊN PHAN Hội thi năm nay thu hút 497 thí sinh đến từ 32 trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng nghề, học viên nghề tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề trên địa bàn TP.HCM dự thi ở 18 ngành nghề. Đặc biệt có 6/8 ngành tự do dịch chuyển theo thỏa thuận của Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được Ban tổ chức chú ý đưa vào danh mục ngành nghề dự thi. Thành đoàn TP.HCM đã trao giấy khen và tiền thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại hội thi gồm 168 cá nhân (34 giải nhất (4,5 triệu đồng/giải), 34 giải nhì (3 triệu đồng/giải), 34 giải ba (2 triệu đồng/giải), 66 giải khuyến khích (tiền thưởng 1 triệu đồng/giải). 5 tập thể đạt giải toàn đoàn gồm Trường trung cấp Kỹ thuật – nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trường CĐ Kinh tế – kỹ

Xem tiếp

Ý kiến của Hiệp hội về đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Ngày 17/4, Hiệp hội gửi Bộ Lao động về ý kiến cho đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025”. Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận công văn số 1234/LĐTBXH-TCGDNN ngày 3/4/2017 về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025”. Kèm công văn này là các dự thảo bao gồm Đề án, Tờ trình và Quyết định của TTg Chính phủ. Qua đọc những dự thảo này, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có một số ý kiến sau: Một là, bố cục đề án hợp lý. Đặc biệt 10 nhiệm vụ và giải pháp  được nêu trong đề án là thiết thực, nó gắn với công việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm. Ba nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nêu trên cần sớm thực hiện. Nó vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có tác dụng lâu dài. Ý kiến của

Xem tiếp

​Gần 190.000 thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT

Đây là số liệu thống kê của Bộ GD- ĐT tính đến chiều tối 17-4. Học sinh lớp 12 tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 do báo Tuổi trẻ và Bộ GD- ĐT phối hợp tổ chức – Ảnh: Nam Trần Theo Bộ GD-ĐT, hiện tại các sở GD- ĐT của 63 tỉnh, thành đã nhập lên hệ thống thông tin quản lý thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm dữ liệu đăng ký dự thi THPT quốc gia của gần 755.000 thí sinh. Trong khi đó, Bộ GD- ĐT dự kiến năm 2017 có hơn 950.000 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Thời hạn đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển được kéo dài từ ngày 1-4 đến 20-4. Số liệu hồ sơ được nhập lên hệ thống ngày 17-4 được đánh giá là tăng tốc khá mạnh. Tính từ 10h đến 18h, cứ sau 2 giờ, trung bình lại có thêm 10.000 hồ sơ được nhập lên hệ thống. Trong đó, có 75% thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sư phạm. Trường ĐH Cần Thơ vẫn dẫn đầu danh sách

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon