Danh mục: Tin tức

Tháng 8, TP.HCM có 22.000 chỗ làm việc dành cho người lao động

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, trong tháng 8-2017, TP.HCM có 22.000 chỗ làm việc trống dành cho người lao động. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng theo trình độ là lao động phổ thông chiếm 27%; sơ cấp nghề – công nhân kỹ thuật chiếm 23%, trung cấp chiếm 20%; cao đẳng – đại học – trên đại học chiếm 30%. Các doanh nghiệp chú trọng xu hướng tuyển dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp – cao đẳng – đại học – trên đại học tập trung ở các nhóm ngành: hành chính văn phòng, công nghệ thông tin, dịch vụ thông tin tư vấn – chăm sóc khách hàng; tài chính – tín dụng – ngân hàng, nông – lâm nghiệp – thủy sản; cơ khí – tự động hóa, kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, kinh doanh – bán hàng, marketing – quan hệ công chúng, giáo dục đào tạo, quản lý điều hành, vận tải – kho bãi – xuất nhập khẩu, kinh

Xem tiếp

Hàng trăm sinh viên tốt nghiệp Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức có việc làm tại các doanh nghiệp cơ khí

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức ký kết hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Sáng ngày 27-2, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên. Đây là năm thứ 4 TDC chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện học kỳ doanh nghiệp và tạo cơ hội cho hàng ngàn sinh viên nhà trường tìm kiếm việc làm. Hợp đồng được ký kết giữa nhà trường và gần 40 doanh nghiệp lần này có nội dung tạo điều kiện cho sinh viên của TDC được thực hành làm việc trên hệ thống máy móc hiện đại; hướng dẫn tác nghiệp an toàn, thành thạo trên dây chuyền sản xuất mà doanh nghiệp đang vận hành, trong đó có những thiết bị có giá hàng chục tỷ đồng được nhập khẩu từ các nước châu Âu mà nhà trường chưa được trang bị, đồng thời đào tạo sinh viên tháo ráp, sửa chữa các chi tiết máy, đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành… Đặc biệt, doanh

Xem tiếp

Ở ngôi trường nơi việc cần học đầu tiên là… kéo ghế

Đến trước cửa một phòng học bằng gỗ tràn ngập ánh sáng vàng ấm áp, cô Trần Thiên – chuyên viên bộ phận giáo dục văn hóa nhân văn của Trường đại học Từ Tế (Hoa Liên, Đài Loan) – đề nghị chúng tôi kéo ghế ngồi. Cô Trần Thiên nói về bài học kéo ghế ở phòng học thư pháp – Ảnh: V.THỦY Lập tức những tiếng ầm ầm của ghế ma sát với sàn nhà vang khắp phòng. Cô tủm tỉm cười: “Những chiếc ghế ở đây khá nặng và rỗng nên khi kéo sẽ gây ra tiếng động ồn ào. Bài học đầu tiên của một sinh viên ở Từ Tế chính là cách kéo ghế từ tốn. Những việc nhỏ sinh viên phải làm được thì mới làm được những chuyện lớn”. Cô Thiên cho biết Từ Tế có 32 ngành học chia thành năm khối: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, khoa học xã hội và ngôn ngữ với khoảng 3.000 sinh viên. Nhưng bất kể ngành học nào sinh viên Từ Tế đều phải học thư pháp, cắm hoa, trà đạo của môn từ tế nhân văn như một môn học nhập môn. Từ

Xem tiếp

Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Trong đó, để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, cơ sở giáo dục cần bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học. Bên cạnh đó, thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp

Xem tiếp

Nhu cầu lao động ở TP.HCM 6 tháng cuối năm 2017: Cần 139.000 lao động

Sinh viên tốt nghiệp ở các trường sẽ gia tăng nguồn nhân lực cho TP vào cuối năm 2017 Trong 6 tháng cuối năm 2017, TP.HCM có khoảng 139.000 chỗ làm cần tuyển dụng, trong đó có khoảng 40.000 chỗ làm thời vụ. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm đã tiến hành khảo sát trực tiếp nhu cầu tuyển dụng tại 5.200 doanh nghiệp; trên 10.000 nhu cầu tìm việc làm của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sắp tốt nghiệp ra trường, trên 30.000 nhu cầu học nghề của học sinh các trường trung học phổ thông. Đồng thời Trung tâm cũng thường xuyên khảo sát, cập nhật thông tin cung – cầu lao động từ các kênh thông tin tuyển dụng và thông tin, nhu cầu tìm việc của người lao động với tổng số 18.110 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với 185.320 chỗ làm việc, 45.288 người lao động có nhu cầu tìm việc. Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp chú

Xem tiếp

Chọn ngành thời hội nhập

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại   Sinh viên ngành kỹ thuật y sinh tiếp xúc các thiết bị y tế. Ảnh: Ngọc Tuyền    Theo đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỉ luật, có năng lực sáng tạo; ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược. Đồng thời điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.   Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã

Xem tiếp

Chọn ngành theo nhu cầu nhân lực

Chiến lược nhân lực VN thời kỳ 2011-2020 đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu về nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá như quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế; giảng viên ĐH, CĐ; khoa học – công nghệ; y tế, chăm sóc sức khỏe; tài chính – ngân hàng; công nghệ thông tin… Top 6 ngành học có nhiều thí sinh dự thi năm 2013 – Đồ họa: V.Cường – Ảnh: Như Hùng Thông qua thực tế chọn ngành dự thi, đối chiếu với quy hoạch nguồn nhân lực của VN đến năm 2020, để gia tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp, đóng góp nhu cầu nguồn nhân lực các lĩnh vực đột phá, thí sinh cần thận trọng hơn trong chọn ngành dự thi. Chọn ngành trong thời khủng hoảng kinh tế Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT đã chính thức giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành kinh tế, quản trị… Việc chuẩn hóa danh mục tuyển sinh cùng với danh mục ngành đào tạo, và nhiều trường ĐH tiếp tục bổ sung thêm khối thi A1 giúp thí sinh có nhiều cơ hội

Xem tiếp

Chương trình học bổng dành cho giáo viên của Honeywell

Chương trình tài trợ toàn phần dành cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên được đến tham quan, học tập, trải nghiệm tại trung tâm Tên lửa và Vũ trụ Hoa Kỳ. Chương trình HESA do Honeywell hợp tác với Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ từ năm 2004, được thiết kế nhằm đáp ứng các xu thế trong giảng dạy các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), giúp cho giáo viên đạt được trình độ kỹ thuật và phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo ra động lực học tập cho học sinh trên toàn thế giới. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, chị Quyên giáo viên Trường trung học phổ thông Mỹ Lộc – Nam Định, người vừa trực tiếp tham gia chương trình học bổng dành cho giáo viên của Honeywell. Chị chia sẻ: “Tôi biết đến chương trình này thông qua trang Tony Buổi sáng. Đây là chương trình tài trợ toàn phần dành cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên được đến tham quan, học tập, trải nghiệm tại trung tâm Tên lửa và Vũ trụ Hoa

Xem tiếp

‘Thưa thầy, em không học phổ thông!’

‘Thầy ơi, ba năm THPT và bốn năm đại học dài lắm. Em học xong chắc gì bà em còn sống để em báo hiếu. Cha thì bệnh liên miên. Nên em quyết định sẽ học nghề’. “Không phải học sinh nào chọn con đường học nghề cũng có chất lượng học tập kém” Đó là câu chuyện của một trong hai học sinh chọn con đường học nghề được thầy Nguyễn Hữu Nhân chia sẻ với Tuổi Trẻ sau khi đọc bài Hướng nghiệp phải bắt nguồn từ cuộc sống. “Em có thể giúp gia đình thiết thực hơn!” X. là học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Gia cảnh cực kỳ khó khăn. Ở trường X. học rất khá, có môn đạt mức giỏi. Tổng kết năm học, X. có đủ điều kiện dự tuyển vào THPT. Với năng lực của X., thầy cô nhận xét em có thể trúng tuyển khi thi vào lớp 10 trường THPT thuộc tốp đầu của địa phương. Những ngày cuối năm, X. cùng các bạn dự đầy đủ các buổi tư vấn của nhà trường về con đường tiếp tục học chữ hay học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Cha em cũng

Xem tiếp

Được ăn cả

“Một đe dọa có thật là chỉ một số ít quốc gia sẽ thắng cuộc và thu về tất cả”. Tại Hội nghị châu Á-Thái Bình Dương về Khai phá Dữ liệu cuối tháng 5 vừa qua, khi bàn về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận định của giáo sư Sang Kyun Cha – nhà khoa học rất uy tín trong cả hai giới hàn lâm và công nghiệp Hàn Quốc – đã làm tôi bần thần. Nếu nhận định này là đúng, thì một số ít quốc gia thắng cuộc sẽ là ai? Là các nước G7? Là ai nữa trong các nước G20? Việt Nam có nằm trong số đông các nước sẽ thua cuộc không? Nếu có thì làm sao vượt ra? Là nước nông nghiệp đang phát triển và đã dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên đang cạn dần, ta chừng mực nào đó đã đi theo và dùng được thành quả của ba cuộc cách mạng công nghiệp đã qua. Lưới điện của hơn một thế kỷ trước nay đã đến hầu hết mọi làng xóm xa xôi của đất nước. Máy tính cá nhân, Internet và thiết bị điện tử đã

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon