Danh mục: Tin tức

Nhiều ngành cao đẳng ‘bao’ việc làm cho sinh viên

Tại nhiều trường cao đẳng, nhà trường “bao” sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Có trường cam kết nếu sinh viên không có việc làm sẽ được hoàn trả học phí. Sinh viên khoa cơ khí Trường CĐ nghề TP.HCM trong giờ thực hành trên máy phay – Ảnh: NHƯ HÙNG “Việc kết hợp nhà trường – doanh nghiệp là điều phải làm. Doanh nghiệp không chạy theo trường, nhưng trường phải chạy theo doanh nghiệp. Thực tế hiện nay nhiều ngành của trường được đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp” Bà Nguyễn Thị Lý (hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) Nhóm ngành được “bao” việc làm nhiều nhất là kỹ thuật, nhà hàng khách sạn. Nhiều ngành như cơ khí, điện, sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp và được tuyển dụng ngay từ khi đang học năm hai. Đảm bảo 100% sinh viên có việc làm Ông Trần Thanh Hải – hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông – cho biết tất cả các ngành kỹ thuật của trường đều đảm bảo 100% việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Theo ông Hải, với nhóm ngành kỹ thuật như cơ khí,

Xem tiếp

Giám đốc trẻ không có bằng đại học

Tốt nghiệp THPT, Đặng Duy Thạnh (24 tuổi, giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Tân Ngọc Thịnh, TP Quảng Ngãi) rẽ sang học nghề khi nhìn những người học ĐH ra trường rồi… thất nghiệp. Đặng Duy Thạnh (bìa phải) cùng những cộng sự của mình cân đối lại từng chi tiết trong máy uốn nén kim loại trước khi đưa vào sản xuất đại trà – Ảnh: TRẦN MAI “Đừng bao giờ nghĩ học ĐH mới thành công, sang trọng. Học nghề cũng rất sang trọng và thành công nếu kiên tâm bền chí. Nghề gì cũng được miễn lương thiện và mình thật giỏi Đặng Duy Thạnh Thạnh chọn con đường học nghề cơ khí là hướng đi. Cùng với đó là sự kiên định, học hỏi, sáng tạo và có cả quyết tâm… Quyết định “điên khùng” Trong xưởng cơ khí rộng lớn của mình, Thạnh đang cùng nhân viên công ty bàn bạc hướng giải quyết nhanh gọn nhất để biến thanh inox thành một chuỗi khung phơi và thu đồ thông minh nhất. Những ý kiến đưa ra và tranh cãi khá quyết liệt. Thạnh lắng nghe ý kiến của

Xem tiếp

CDIO đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Bắt đầu áp dụng tại Đại học Quốc gia TPHCM từ năm 2010 với việc thí điểm ở một số chương trình đào tạo (CTĐT), mô hình CDIO hiện đã mở rộng đến nhiều trường, nhiều lĩnh vực đào tạo. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM tặng quà lưu niệm sau buổi trao đổi kinh nghiệm với ​GS Johan Malqvist – lãnh đạo Hiệp hội CDIO thế giới  Sinh viên các trường thuộc Đại học Quốc gia TPHCM được trải nghiệm trong các phòng thực hành nghề nghiệp, có môi trường học tập tích cực, sáng tạo; phát triển tốt các kỹ năng, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà xã hội yêu cầu. CDIO đang khẳng định sự đóng góp lớn cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Khung chuẩn cải cách  Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua gia nhập WTO (năm 2007) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (năm 2015), đặt ra yêu cầu ngày càng lớn hơn đối với các cơ sở giáo dục Việt Nam để đào tạo một lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu

Xem tiếp

Những lời khuyên hữu ích cho sinh viên mới ra trường

Vào năm cuối đại học, việc lựa chọn hướng đi cho tương lai trở thành áp lực với không ít sinh viên. Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ rất hữu ích cho các bạn đang mất phương hướng trong quá trình tìm việc. Tìm kiếm công việc phù hợp và phát triển nó thành sự nghiệp lâu dài là thử thách của không ít sinh viên Ảnh minh họa: Shutterstock Nhiều chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Anh khuyên rằng điều đầu tiên phải làm là tìm ra sở trường và lĩnh vực khiến bản thân các bạn trẻ yêu thích, theo The Guardian. “Đó là những lĩnh vực khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất. Nó có thể là sáng tạo một cái gì đó, ước muốn mang đến sự công bằng, tìm kiếm sự khác biệt hoặc thậm chí là thích kết nối với mọi người”, cô Carol Ann Rice, một trong những nhà tư vấn sự nghiệp hàng đầu ở Anh, cho biết. Nếu vẫn không tìm ra được, cô Rice gợi ý rằng các bạn trẻ hãy bắt đầu với những người mà các bạn ngưỡng mộ. Đó có thể là một nghệ

Xem tiếp

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ xem xét điều chỉnh điểm ưu tiên cho phù hợp

“Mưa điểm 10”, 30 điểm vẫn trượt đại học, 9 điểm/3 môn đỗ cao đẳng Sư phạm, trường đại học có hơn 110.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học… Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, dư luận xã hội cần nhìn nhận các hiện tượng trên một cách bình tĩnh, thấu đáo. Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm với sự tham gia của hơn 1200 đại biểu ở cả ba đầu cầu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu lên hàng loạt vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “giải đáp” hàng loạt hiện tượng tuyển sinh “nóng”. Nói “mưa điểm 10” liệu có đúng? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn chứng, hiện tượng kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có nhiều điểm 10 mà báo chí đưa bằng cụm từ “mưa điểm 10” liệu có thực sự chính xác? Theo ông, phương thức thi Trắc nghiệm khách quan nhìn một cách tổng thể thì chúng ta được nhiều hơn. Nếu như năm ngoái,

Xem tiếp

Trường cao đẳng thay đổi để hút thí sinh

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường cao đẳng đã tuyển được 50% chỉ tiêu. Tuy vậy, cũng không ít trường vẫn đang cố gắng chờ thí sinh. Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học vào Trường CĐ Kinh tế TP.HCM – Ảnh: V.K. Ông Nguyễn Ngọc Thức – hiệu trưởng Trường CĐ Xây dựng số 1 – cho biết với 500 chỉ tiêu CĐ năm 2017, đến nay trường đã tuyển được gần 300 chỉ tiêu. “Với tốc độ này, trường dự kiến tuyển đủ chỉ tiêu. Riêng hệ trung cấp, mọi năm trường không đào tạo, nhưng năm nay bắt đầu tuyển sinh. Hiện trường đã tuyển được 100 chỉ tiêu với đối tượng trên, từ học sinh tốt nghiệp THCS” – ông Thức nói. Thay đổi cách tiếp cận thí sinh Theo ông Thức, để đạt kế hoạch tuyển sinh đề ra, trường đã thay đổi hướng truyền thông. Năm 2017, trường tập trung tuyên truyền tuyển sinh cho bậc CĐ tại các trường THPT có chất lượng vừa phải, trường bán công, trường ngoài công lập. Thậm chí Trường CĐ Xây dựng số 1 còn tìm đến những học sinh không có nhu cầu

Xem tiếp

Chuột chạy cùng sào

“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” – câu ví này đã có ít nhất từ thời tôi thi đại học, cách đây hơn 20 năm. Hơn 20 năm trước, tôi chọn Sư phạm Ngoại ngữ (khối D) bởi tôi học không tốt khối A, cụ thể là toán. Nhưng tôi có ưu thế về văn và tiếng Nga. Thi đại học hai môn này tôi đều đạt điểm 9. Học sư phạm, chọn ngành đúng sở thích và sở trường, tôi chưa bao giờ tự ti mình là “chuột chạy cùng sào”. Bạn bè cùng khóa tôi dạo đó phần nhiều là dân trường chuyên, được tuyển thẳng do đoạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Chúng tôi vẫn họp khóa hàng năm, nhìn thấy nhau thành đạt, và vẫn tự hào với xuất thân Sư phạm Ngoại ngữ, một trường đại học uy tín. Bằng năng lực và tình yêu nghề, tôi đã đứng trên bục giảng hơn 10 năm nay, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy tròng trành và mất phương hướng như lúc này. 29,15 điểm vẫn trượt ngành y, 30 điểm không đỗ Học viên Công an Nhân dân

Xem tiếp

Yên Bái, lũ ống, biệt phủ

Trong hơn một tháng, những phóng viên của VnExpress đến Yên Bái hai lần, trong hai tâm trạng trái ngược. Ngày 3/8, chúng tôi nhận tin báo lũ ống quét qua Mù Cang Chải. Cơn lũ khiến ít nhất hai người chết, 13 người mất tích, sáu người bị thương. 26 ngôi nhà bị cuốn trôi, 14 nhà đổ sập hoàn toàn. Xuất phát từ Hà Nội vào buổi chiều, nửa đêm các phóng viên đến nơi. Một ngày trước, nơi này còn là thị trấn miền núi bình yên, giờ đây là ngổn ngang gạch đá. Nước vẫn xối xả từ trên đồi cao xuống. Hai giờ sáng, hàng chục bộ đội địa phương căng mình khoan đục những khối đá lớn để tìm người mất tích bị vùi lấp. “Lên đến nơi, em không thấy mệt sau chuyến đi từ Hà Nội nữa” – bạn phóng viên trẻ gọi về cho tôi. Vì cảnh tượng đổ nát trước mắt choán hết tâm trí. Bạn kể chuyện người đàn ông gương mặt bơ phờ ngồi bệt bên dòng nước đục. Ông đang có một gia đình, bỗng một sớm mai vợ và hai đứa con cùng nhà cửa bị

Xem tiếp

Tốt nghiệp ra trường, rồi sao nữa?

Tôi đứng trong sân trường của một trường đại học. Hôm nay các bạn sinh viên được làm lễ tốt nghiệp. Đi cùng các bạn là người nhà, trong đó đa phần là từ quê, từ tỉnh. Niềm vui ngày tốt nghiệp – Ảnh: Mat-Su Central Ngày vui của con cả đời chỉ có một lần, một bạn trẻ nói với tôi vậy. Và vì lý do này, nhiều gia đình lặn lội đường xa đến chung vui với con. “Cả đời chỉ có một lần”, có phải bạn trẻ này ngụ ý cũng hiểu một tấm bằng đại học là đã đủ? Tôi nghĩ chắc bạn chưa có ý định học văn bằng hai hoặc học cao học… Trừ phi, như nhiều bạn trẻ, khi chưa tìm được việc, chắc là lại học thêm, học lên dù có khi học nữa mà không biết để làm gì. “Ăn theo” buổi lễ tốt nghiệp này là đội ngũ bán hoa, bán gấu bông, là đội ngũ chụp hình, tất cả đều tận tình chăm sóc các gia đình tân cử nhân chỉ mới bước vào cổng trường. Một tấm hình 50.000 đồng là giá chung với đầy đủ “đạo cụ”: hoa, bằng tốt nghiệp tượng

Xem tiếp

Những thầy giáo “công nghệ”

Cùng với xu hướng đổi mới hoạt động dạy và học, các thầy cô giáo đã ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động giảng dạy, có nhiều sáng kiến thiết thực, hiệu quả Năng động, trẻ trung và hội nhập cùng các xu hướng hiện đại là đặc điểm dễ nhận thấy của các thầy cô được tuyên dương “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo” tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn (CĐ) Việt Nam do CĐ Giáo dục TP HCM tổ chức sáng 26-7. Cùng với xu hướng đổi mới hoạt động dạy và học, nhiều phong trào thi đua do CĐ phát động đã được các thầy cô cụ thể hóa bằng nhiều sáng kiến thiết thực, hiệu quả. Trong đó, phải nói đến các hoạt động ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động giảng dạy. Thỏa sức sáng tạo Đến với chương trình giao lưu, cô giáo Kiều Mỹ Lan, Chủ nhiệm CLB Thơ văn Thắp Sáng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chia sẻ kinh nghiệm soạn bài giảng với bảng tương tác thông minh. Đây là một ứng dụng còn mới mẻ, ít bài giảng mẫu, các lớp tập

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon