Danh mục: Tin tức

Ngày hội chữ Hàn năm 2017

Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức tặng quà cho Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM Sáng 15-10, tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã diễn ra Ngày hội chữ Hàn năm 2017 do Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, Quỹ giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation), Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (Koica) phối hợp cùng trường này tổ chức. Ngày hội chữ Hàn năm 2017 với sự tham gia của 19 cơ sở giáo dục gồm các trường ĐH-CĐ, trung tâm, trường THPT trên địa bàn TP và khu vực phía Nam có giảng dạy tiếng Hàn. Ngoài ra còn có sự tham gia của sinh viên khoa Việt Nam học Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM và các trường ĐH đến từ Hàn Quốc. Sinh viên tìm hiểu về chữ Hàn Được biết, ngày hội được tổ chức nhằm kỷ niệm 571 năm ngày ban hành chữ Hàn (bộ chữ Hangeul) và ban hành chính thức vào năm 1446. Ngày hội tạo nên không gian giao lưu văn hóa giữa các trường, cơ sở giáo dục, qua đó giúp HS-SV có cơ hội tìm hiểu và

Xem tiếp

Giáo dục 10 năm, 20 năm nữa sẽ như thế nào?

Con người tương lai cần gì? Trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trường cần học gì trước những thay đổi lớn lao hiện nay và sắp tới? . Nếu tin lời phân tích của tờ The Economist, nhiều nghề sẽ biến mất trong tương lai gần. Phần mềm khai thác dữ liệu sẽ thế chỗ các trợ lý luật sư vì chúng tìm và phân tích thông tin nhanh hơn con người nhiều lần. Kỹ thuật viên đọc phim chẩn đoán y tế sẽ nhường ghế cho phần mềm xử lý hình ảnh vì chúng cho ra kết quả chính xác hơn con người. Các ứng dụng đa dạng sẽ tước việc của các đại lý du lịch, bán vé máy bay… Đó chỉ là một vài ví dụ. Còn nếu nghe theo dự báo của các chuyên gia tham gia một bàn tròn do BBC tổ chức, không hẳn tự động hóa sẽ chiếm hết việc của con người, mà đúng hơn đến 60% ngành nghề hiện nay sẽ phải nhường 2/3 các công đoạn của nghề cho máy móc, phần mềm. Tức là có thể công việc không mất đi, nhưng cách “hành nghề” sẽ khác trước một

Xem tiếp

Ông Nguyễn Thiện Nhân: ‘Sinh viên vào đời kiếm tiền, phải nghĩ đến gia đình’

Bí thư Thành ủy TP HCM khuyên sinh viên ra trường khởi nghiệp phải biết nghĩ đến nguồn cội gia đình và có trách nhiệm xã hội. Sáng 12/10, là diễn giả của lễ khai khóa Đại học Quốc gia TP HCM năm học 2017-2018, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân có những chia sẻ về chủ đề Sinh viên với khởi nghiệp. Nói với hàng nghìn giảng viên, sinh viên, ông Nhân khẳng định khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố và cơ hội dành cho lĩnh vực này rất lớn. Các đại học ngoài việc đào tạo cần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp, tư duy khởi nghiệp, sáng tạo cho sinh viên. “Sinh viên với khởi nghiệp – có thể hiểu là các em vừa là nhân viên, vừa là người chủ hoặc cao hơn là tự mình thành lập doanh nghiệp rồi tuyển nhân viên vào cùng làm”, ông Nhân nói. Bí thư TP HCM cũng đưa ra ba khó khăn sinh viên sẽ gặp phải khi bắt tay vào khởi nghiệp là: thiếu kinh nghiệm, tiền và đất (cơ

Xem tiếp

Nhớ thầy Văn Như Cương và lời nhắn nhủ dạy con lòng nhân ái

“Hãy dạy con cái chúng ta có tấm lòng nhân ái, biết làm việc thiện dù rất nhỏ và thân thiện với mọi người. Hãy làm sao để chúng đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng”… PGS.TS Văn Như Cương tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc Tuổi Trẻ năm 2013 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Đó là những dòng nhắn nhủ đầy tâm huyết của thầy Văn Như Cương gửi các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới năm 2013. Những nhắn gửi ấy khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình khi nhận ra mình có nhiều thiếu sót trong dạy con, khiến xã hội suy ngẫm về cách giáo dục thế hệ trẻ, và khiến các học sinh càng yêu quý người thầy trọn đời dành cho giáo dục… Tuổi Trẻ Online xin trích đăng lại nguyên văn “tâm thư” ấy của thầy Cương: “Nhân dịp đầu năm học mới, tôi xin gửi lời chào mừng tới các bậc cha mẹ học sinh Trường Lương Thế Vinh. Tôi chân thành chúc các vị cùng gia đình mọi sự tốt đẹp, hạnh phúc. Một trong những nhân tố làm nên thương hiệu Lương Thế Vinh là sự

Xem tiếp

Lao động cấp cao nhưng chất lượng rất thấp

Tâm lý nhiều người còn coi trọng bằng cấp, coi lao động có bằng cấp cao là chất lượng cao, nhưng thực tế vẫn còn tình trạng lao động thiếu rất nhiều kỹ năng… Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học đang vẫn lao đao xin việc Đó là những thông tin được thảo luận tại hội thảo khoa học “Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp (DN) ở VN”, do Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Tổng liên đoàn Lao động VN tổ chức vào trung tuần tháng 9. Giảm sút năng lực cạnh tranh quốc gia Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thuật, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, VN đang trong thời kỳ dân số “vàng” nhưng thực tiễn lại cho thấy chỉ “vàng” về số lượng, chứ chưa “vàng” về chất lượng. Bởi hiện có 43 triệu người trong lực lượng lao động (LĐ) không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 79,1%), trong khi chỉ có 11,3 triệu đã được đào tạo (chiếm 20,9%). “Những con số này phản ánh LĐ dồi dào nhưng chất lượng thấp dẫn đến năng

Xem tiếp

Ứng phó “thế bí” trong phỏng vấn

Chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi thậm chí bạn đã luyện tập rất kỹ lưỡng, vẫn có những câu hỏi khiến bạn rơi vào thế bí. Ảnh minh họa: CNN Dù đó là câu hỏi về mặt kỹ thuật bạn chưa từng biết tới hay câu hỏi hoàn toàn nằm ngoài dự tính, nó có thể khiến bạn phải lao đao và làm ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn. Vậy bạn nên làm gì khi gặp phải câu hỏi mà mình không biết câu trả lời? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Tận dụng thời gian Điều đầu tiên nên làm khi nghe một câu hỏi khó là nhắc lại câu hỏi và nói rằng bạn đang nghĩ về nói: “Đó là một câu hỏi rất thú vị. Hãy để tôi suy nghĩ về điều này!”. Cách trả lời như vậy giúp bạn có thêm chút thời gian để hình thành câu trả lời. Phản ứng đó rất tự nhiên nhằm lấp đầy khoảng trống, tránh sự im lặng ngại ngùng cho cả đôi bên. Lúc đó, hãy tập trung suy nghĩ và đảm bảo không

Xem tiếp

Đi phỏng vấn, đừng là “máy nói”

Nhiều người than thở không thể tìm được việc dù đã nỗ lực tìm kiếm, trau chuốt hồ sơ, học cách tham gia phỏng vấn… Vậy vấn đề nằm ở đâu? Đừng là “máy nói” khi đi phỏng vấn – Ảnh minh họa: brokeandchic.com Theo các chuyên gia nhân sự, có nhiều lý do khiến một ứng viên bị loại, trong đó có những lý do phổ biến như ứng viên không tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, về vị trí họ ứng tuyển… Thậm chí có ứng viên khi đi phỏng vấn đã “bê nguyên” phần giới thiệu trên trang web công ty để trả lời khi được hỏi “Anh/chị biết gì về công ty chúng tôi?”… Vậy phải tìm hiểu thông tin công ty ra sao và trả lời phỏng vấn thế nào để gây ấn tượng? Các chuyên gia tuyển dụng mách bạn một số bí quyết: 1. Nói có mục đích. Hãy nói những điều giúp nhà tuyển dụng thấy được chuyên môn, kỹ năng của bạn cũng như phong cách làm việc, thành tích trước đây. Nếu có thể hãy kể lại một vài tình huống mà bạn/công ty cũ đối mặt, và cách bạn giải quyết chúng. Có thể dành ít phút để nói

Xem tiếp

Những điều quan trọng trẻ nên được dạy trước 10 tuổi

Học cách nói không, biết đấu tranh đúng lúc hay tôn trọng thiên nhiên là những điều trẻ nên được dạy từ sớm. 1. Học cách nói không Bạn hãy dạy con nói không với người lớn, giáo viên, thậm chí với bản thân khi gặp những việc không nên thỏa hiệp. Một đứa trẻ luôn vâng lời không phải là tốt, bởi khả năng từ chối rất quan trọng khi trẻ lớn lên và bước vào thế giới phức tạp của người lớn. 2. Tôn trọng thiên nhiên Chúng ta thường phàn nàn khi thấy đường phố đầy rác hay những thảm hoa bị dập nát. Thực tế, việc bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn môi trường sống nên được bắt đầu ngay ở nhà và bạn chính là tấm gương để con học tập. 3. Nói với giáo viên khi cảm thấy không khỏe Nhiều học sinh thường không dám nói với giáo viên về tình hình sức khỏe. Bạn hãy giúp trẻ hiểu rằng sức khỏe quan trọng hơn điểm số hay sự giận dữ của giáo viên. 4. Đặt câu hỏi khi chưa hiểu vấn đề Thay vì giả vờ hiểu vấn đề, trẻ nên đặt

Xem tiếp

Tại sao em Nguyễn Văn Sanh bỏ đại học để vào trường nghề?

“Chi phí học bốn năm đại học quá cao nhưng ra trường chưa chắc xin được việc làm nên em chọn học nghề để tiết kiệm chi phí, dễ xin được việc hơn”. Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Văn Sanh, sinh viên năm 1 ngành kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển công nghiệp (Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng) về quyết định bỏ đại học để đi học nghề. Ngã rẽ Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng quê Điện Phương (Điện Bàn, Quảng Nam), từ nhỏ, Sanh chỉ có mình mẹ bao bọc, chở che. Bạn Nguyễn Văn Sanh (bên phải) đang thực hành nghề điện trong một giờ học tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng. Hai mẹ con dắt dìu nhau, làm đủ nghề đủ mưu sinh. Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 vừa qua, với số điểm 20,5, Sanh đậu vào ngành kinh doanh thương mại thuộc Đại học Kinh tế Huế. Ngày nhận kết quả, hai mẹ con Sanh vỡ òa niềm hạnh phúc, vui sướng. Nhưng rồi bao lo lắng cho tương lai cứ dồn về. “Nếu em học đại học thì chi phí khoảng 17

Xem tiếp

Anh: Tay nghề giỏi sẽ có thu nhập cao hơn cử nhân

Các cuộc khảo sát tại Anh cho thấy những thanh niên chọn học nghề và có tay nghề giỏi kiếm được nhiều tiền hơn những cử nhân tốt nghiệp tại các trường đại học. Dù học ở một trong những nước có nền giáo dục đại học tốt nhất thế giới nhưng nhiều cử nhân Anh cho biết họ không còn tin vào giáo dục đại học. Họ nghĩ rằng sự nghiệp sẽ tốt hơn nếu học nghề thay vì đại học. Nhiều sinh viên Anh cho rằng học nghề là lựa chọn tốt hơn cho sự nghiệp của họ Ảnh: Shutterstock Đó là kết quả mới nhất từ cuộc khảo sát của tổ chức giáo dục Qube Learning ở Anh. Trong 2.000 sinh viên đã tốt nghiệp được khảo sát, khoảng 25% cho biết họ hối tiếc khi vào đại học, theo Mirror. Ngoài ra, những người khảo sát cho biết gần một nửa những công việc phù hợp với họ hiện giờ chỉ cần học nghề chứ không cần đại học. Chúng cũng không liên quan gì đến chuyên ngành đã học ở bậc cử nhân, khảo sát cho biết. Những khảo sát này đã dấy lên tranh cãi về việc liệu

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon