Danh mục: Tin tức

Nhân lực ngành logistics yếu kỹ năng lẫn chuyên môn

  Điều khiển bốc hàng tại cảng, một hoạt động của logistics Tại buổi tọa đàm về đào tạo nhân lực ngành logistics thuộc chương trình hỗ trợ của chính phủ Úc mới đây, các chuyên gia cho biết thị trường lao động ngành này rất rộng mở nhưng số lượng tốt nghiệp từ các trường ĐH, CĐ ra làm việc còn quá khiêm tốn. Tuyển lao động ngành khác, đào tạo lại Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM thông tin, tại TP.HCM có 74 cảng lớn nhỏ với khối lượng xuất khẩu hằng năm lên hơn 140.000 tấn, nhập khẩu 163.000 tấn với nhu cầu tuyển dụng nhân lực lĩnh vực logistics rất lớn. “Thế nhưng tại TP.HCM hiện nay có rất ít trường ĐH, CĐ đào tạo ngành học liên quan đến lĩnh vực này, không cung cấp đủ nhân lực có chuyên môn khiến các doanh nghiệp (DN) logistics phải tuyển lao động từ nhiều ngành khác rồi về đào tạo lại”, ông Lâm cho biết. Trong buổi ra mắt ban tư vấn đào tạo ngành logistics thuộc dự án hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp của Úc mới đây tại TP.HCM, đại

Xem tiếp

TP HCM cần khoảng 300.000 lao động trong năm 2018

Thị trường lao động TP HCM đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM vừa có báo cáo phân tích thị trường lao động 2017, dự báo nhu cầu nhân lực 2018 tại TP HCM. Theo trung tâm, dự kiến năm 2018, TP HCM có nhu cầu 300.000 chỗ làm việc, tăng bình quân 5% so với năm 2017, trong đó có 130.000 chỗ làm việc mới, tăng 4% so với năm 2017. Năm 2018, thị trường lao động thành phố tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; chú trọng phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, trình độ lao động, có tay nghề, năng suất lao động đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động… TP HCM cần nhân lực

Xem tiếp

Cách mạng công nghiệp 4.0: dạy gì cho sinh viên?

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học cần chuẩn bị và trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng gì? Chúng tôi ghi nhận ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục để tìm lời giải đang rất được quan tâm này. Cung cấp kỹ năng để ra làm việc được Với cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, ranh giới giữa các ngành học không còn rõ ràng như trước đây mà có sự hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy chương trình đào tạo cần thay đổi, bổ sung hợp lý các phần kiến thức. Ví dụ, người học khối C cũng nên biết kiến thức căn bản của khối A, và ngược lại. Khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đại học phải tính toán hài hòa, cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và lâu dài. Nghĩa là phải cung cấp cho sinh viên một số kỹ năng để ra làm việc được. Nhưng nếu chỉ dạy kỹ năng cụ thể mà quên mất đi kiến thức căn bản, về lâu dài sinh viên sẽ tụt hậu và bị đào thải bởi cơn lốc khoa học

Xem tiếp

Chú trọng đào tạo nhân lực, VN sẽ tạo ‘Kỳ tích sông Hồng’

Nguồn nhân lực của Việt Nam được cảnh báo đang giảm tính cạnh tranh. Muốn tạo ‘kỳ tích sông Hồng’, cần đầu tư mạnh và liên tục cho đào tạo nhân lực. Các đại biểu tại Diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017 – Ảnh: BÁ HẢI Ngày 14-12, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT Việt Nam, Bộ Giáo dục Hàn Quốc và Thời báo Kinh tế Hàn Quốc phối hợp tổ chức Diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017. Chủ đề được đặt ra ở diễn đàn này là Từ “Kỳ tích sông Hàn” đến “Kỳ tích sông Hồng”. Kinh nghiệm Hàn Quốc: không ngừng đầu tư cho đào tạo nhân lực Trao đổi tại diễn đàn, GS Yoon Dae Hee, cựu bộ trưởng điều phối chính sách của Hàn Quốc, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, cho rằng Hàn Quốc có “Kỳ tích sông Hàn” do những chính sách mạnh mẽ và không ngừng phát triển về đào tạo nguồn nhân lực. “Từ thu nhập bình quân đầu người chỉ có 67 đôla Mỹ vào năm 1953, tới năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 20.000 đôla Mỹ”, từ con

Xem tiếp

Năm 2018, thị trường lao động Việt thêm nhiều việc làm

Cùng với nhu cầu mở rộng kinh doanh cao nhất trong khu vực, thị trường tuyển dụng của Việt Nam được dự báo rất sôi động. Số lượng việc làm cũng gia tăng mạnh mẽ. Thị trường lao động Việt Nam tiếp tục sôi động trong năm 2018 với sự mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Ảnh: N.BÌNH Bà Angie Phang, giám đốc kinh doanh & điều hành khu vực Đông Nam Á của tập đoàn SEEK Asia, kiêm Tổng giám đốc Jobstreet.com, đưa ra nhận định này tại buổi gặp gỡ ở TP.HCM ngày 7-12. Theo đó, mùa cao điểm tuyển dụng tại VN sẽ diễn ra vào nửa đầu năm, khoảng từ tháng 1 đến tháng 6. Sự tăng trưởng về cơ hội việc làm ở VN đến từ tăng trưởng 37,4% dòng vốn FDI trong 10 tháng qua, 68% doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tăng trưởng về cơ hội việc làm ở VN được mong đợi nhất 2018. Bà Angie Phang Ngoài tăng trưởng lớn về cơ hội việc làm so với các quốc gia khác trong khu vực, người tìm việc của Việt Nam cũng có chỉ số hạnh phúc

Xem tiếp

Nhiều sinh viên ở Thủ Đức suýt không được hoãn nghĩa vụ quân sự

Nhiều sinh viên thường trú tại Q.Thủ Đức, TP.HCM trúng tuyển hệ cao đẳng chính quy của các trường cao đẳng nhưng không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Ý kiến phản hồi của Ban chỉ huy Quân sự phường Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM, về một trường hợp sinh viên của Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự – Ảnh: N.T Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, sinh viên Ban Chỉ huy Quân sự quận Thủ Đức, TP.HCM chỉ giải quyết tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho sinh viên trường cao đẳng nghề, trong khi các trường khác thì không được. Chỉ giải quyết cho sinh viên CĐ nghề “Lý do họ đưa ra là: Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng không có trong danh sách các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Rất nhiều trường hợp nam sinh viên tại quận này bị như con tôi” – một phụ huynh phản ánh. Tương tự, nhiều phụ huynh có con đang theo học tại Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cũng phản ánh sự việc như trên. Theo thông tin từ Trường cao đẳng Công nghệ Thủ

Xem tiếp

Melbourne Polytechnic – Một mô hình giáo dục nghề nghiệp tại Úc

Melbourne Polytechnic là trường cao đẳng công lập lớn nhất của tiểu bang Victoria và cũng là một trong những trường cao đẳng công lớn nhất của nước Úc. LTS: Chia sẻ về mô hình giáo dục nghề nghiệp tại nước Úc với một điển hình là trường Melbourne Polytechnic, Giáo sư Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong mỏi Việt Nam có những trường nghề thực dụng tốt như thế. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Tổng quát về giáo dục Úc Để hiểu rõ sức mạnh của giáo dục nghề nghiệp Úc, trước hết chúng ta cần biết qua cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống giáo dục của nước này. Theo hiến pháp Australia, giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ. Theo đó, mỗi tiểu bang hay vùng lãnh thổ, có một cơ cấu tổ chức và lối quản lý khác nhau. Tựu trung, giáo dục và đào tạo nằm trong ba bộ có quan hệ gắn bó với nhau: Bộ Gia đình và Trẻ em (Department of Families and Children) có nhiệm vụ lo cho các trẻ em mới sinh ra cho đến hết bậc giáo

Xem tiếp

Thi tay nghề quốc tế: Còn yếu kỹ năng mềm

Tay nghề của học sinh, sinh viên Việt Nam không thua kém so với thế giới. Tuy nhiên, về các kỹ năng ứng xử tình huống, ngoại ngữ lại là rào cản lớn khiến tay nghề các em dù được đánh giá cao nhưng chẳng mấy khi nằm trong bảng vàng thành tích. Tốt chuyên môn, yếu ngoại ngữ Trường TC nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương nhiều năm liền có học sinh tham dự kỳ thi tay nghề khu vực và thế giới, và cũng là cái nôi đào tạo chuyên gia nghề. Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ: “Việc chọn thí sinh để tham dự các kỳ thi tay nghề trong và ngoài nước là không hề đơn giản. Kinh nghiệm từ các cuộc thi nghề tại trường hàng năm, đây là cơ hội để các em cọ sát, làm quen với các dạng đề thi, qua đó chọn lọc những em có năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành và đặc biệt là có tâm lý vững vàng”. Bà Thủy cho biết thêm, mặc dù đã có một thời gian dài tập huấn cùng chuyên gia nghề của khu vực

Xem tiếp

Giáo dục 4.0 – Thử thách và cơ hội

Cách Mạng Công Nghệ (CMCN) 4.0 đã và đang thay đổi môi trường sống cùng tập quán của chúng ta. Giáo dục cũng cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Xã hội trong kỷ nguyên của CMCN 4.0 (có thể gọi xã hội 4.0) có các đặc điểm sau: Thế giới được kết nối và trao đổi thông tin qua Internet/wifi với nhau kể cả với con người. Robots sẽ là bạn đồng nghiệp chứ không còn là công cụ giúp việc. Công nghệ thực tế ảo đang xóa dần ranh giới giữa thế giới thật và thế giới ảo. Tốc độ tính toán ngày càng tăng nhanh, các hệ thống thực tế ảo ngày càng giống thật. Tất cả mọi công việc có thể hoàn tất bởi các hệ thống thông minh hay robots đều sẽ được thay thế. Các hệ thống thông minh và robots sẽ có khả năng quyết định, hành động độc lập và tự động để hoàn tất công việc giao phó nhanh chóng. Con người chỉ can thiệp khi các hệ thống thông minh này không có khả năng quyết định mà thôi (critical, bad and ill-defined

Xem tiếp

20 năm thay đổi cùng Internet tại Việt Nam

Tháng 11/1997, Internet chính thức vào Việt Nam, 20 năm có Internet đã tạo ra rất nhiều thay đổi ở quy mô xã hội cũng như cá nhân con người. “Tôi chỉ là một người ngồi nhiều hơn người bình thường”. Vũ Ngọc Anh lý giải về mối gắn bó đặc biệt của cậu với Internet. “Ngồi nhiều hơn người bình thường” là một đặc tính tiêu biểu trong cuộc đời của Ngọc Anh. Cậu mắc bệnh xương thủy tinh – căn bệnh khiến cho xương người trở nên dễ gãy, cùng với nhiều biến dạng xương khác – và gắn bó cuộc đời với chiếc xe lăn. Ngọc Anh di chuyển khó và sẽ gãy xương dù chỉ với những va đập nhỏ. Ngọc Anh sinh ra ở Hùng Thắng, một xã nông nghiệp cách trung tâm Hải Phòng hơn một giờ đi xe. Mắc căn bệnh hiếm, Ngọc Anh đã lớn lên với nhiều rào cản trong tâm lý. Cho đến tận năm tốt nghiệp phổ thông, cậu vẫn nghĩ mình “không thể nào kiếm tiền được”. Ngọc Anh lên thành phố, học nghề sửa điện thoại. Rồi chàng thanh niên quay trở về Hùng Thắng, chuyên chú

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon