Danh mục: Tin tức

Sự khác biệt giữa 4 sinh viên thực tập trình độ cao đẳng và đại học

Hai em sinh viên đại học hình như luôn có quan niệm được “ngồi mâm trên” nên sự tương tác với người thợ công nhân không được thoải mái. Hầu như năm nào, công ty tôi cũng nhận từ 2-4 sinh viên thực tập (trung cấp, cao đẳng, đại học). Nếu xét về trình độ thì chắc chắn ai học đại học cũng có kiến thức chuyên ngành tốt hơn. Nếu chỉ đơn giản như thế thì chắc Việt Nam phải xây 1000 trường đại học thì mới đáp ứng được nhu cầu học vấn của sinh viên và những ai muốn lên bằng. Cuối năm 2017, công ty tôi đã nhận 4 em sinh viên thực tập gồm hai bạn trình độ cao đẳng, hai bạn đại học. Qua đây, tôi có đôi lời nhận xét sau hơn một tháng cùng các em làm việc với nhau và làm chung với người công nhân chưa tốt nghiệp cấp 3. Người công nhân đó hướng dẫn những công việc chính và sếp quản lý có nhắc nhở với anh ấy rằng họ có kiến thức cao hơn mình, nhưng họ chưa có trải nghiệm thực tế, hãy giúp họ hết

Xem tiếp

Học nghề gì để có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp?

Hiện nay, nhiều nhóm ngành, nghề cần nguồn nhân lực lớn mà lao động phổ thông chưa đáp ứng được. TS Lê Chí Thông – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) – khuyên thí sinh nên lựa chọn nghề nghiệp theo đam mê và sở trường của mình. Theo ông Đỗ Văn Giang – Phó vụ trưởng Vụ dạy nghề chính quy, Tổng cục Giáo dục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2018 sẽ là năm đột phá của chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục dạy nghề đã ban hành quy chế tuyển sinh mở, tạo điều kiện tốt cho cả các trường và người học. Nhiều cơ hội việc làm Vấn đề được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm nhất hiện nay là những nhóm ngành, nghề nào sẽ có vị trí ổn định trong tương lai. Học sinh quan tâm những nghề cần nguồn nhân lực lớn tại ngày hội tuyển dụng. Ảnh: Mai Nguyễn. Giải đáp thắc mắc này, ông Đỗ Văn Giang cho biết nghề hàn, cắt gọt kim loại, cấp thoát nước, nghề điện, dịch vụ chăm sóc gia đình đang là

Xem tiếp

Đau đầu hướng nghiệp sớm cho học sinh

Thời gian hạn hẹp, tiền không có, phụ huynh không hài lòng vì đã ‘chọn sẵn’ nghề cho con…, quá nhiều thứ ‘đè’ lên giáo viên khi muốn hướng nghiệp sớm cho học sinh. Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội được nghệ nhân hướng dẫn làm gốm – Ảnh: HUY TRẦN Nhiều thầy cô ở phổ thông đều nhìn thấy rõ việc hướng nghiệp sớm cho học sinh mới thực sự là hướng nghiệp, nhưng để làm được điều này thì quá nhiều khó khăn. Không ít giáo viên chủ nhiệm ở Hà Nội khi đề cập đến “hướng nghiệp sớm” đều đồng tình, nhưng tất cả họ cho rằng rất khó làm vì vướng nhiều thứ: kinh phí không có (nếu thu của cha mẹ học sinh thì dễ bị kiện lạm thu), chương trình học quá nặng, áp lực thi cử rất nhiều, nên không ai dại gì lo hướng nghiệp với trải nghiệm. Họ chỉ tập trung dạy đủ chương trình, lo ôn tập để học sinh thi cuối cấp, thi tuyển đầu cấp thuận lợi, để xét tuyển vào đại học có điểm tốt nhất. “Khi tôi đưa học sinh đến trải nghiệm

Xem tiếp

2 bất cập khi chọn ngành thời thượng

Trong việc các học sinh, sinh viên có xu hướng chọn những ngành học mang tính thời thượng, có hai điều bất cập, ảnh hưởng đến chính người học. Theo nhà giáo dục, nhà quản lý nổi tiếng người Ấn Độ Virender Kapoor, ngày nay các học sinh, sinh viên thường học tập với mục tiêu tiên quyết là kiếm được việc làm. Và họ chọn những ngành học mang tính thời thượng và hứa hẹn sẽ còn “nóng” trong vài năm tới. Nhà giáo dục Virender Kapoor chỉ ra rằng có hai điều bất cập với lựa chọn này. Thứ nhất, cái gì mang tính xu hướng sẽ không tồn tại lâu dài – thông thường vòng đời của một xu hướng kéo dài khoảng 5 đến 10 năm. Thứ hai, mỗi người có rất nhiều lựa chọn, nếu suốt đời cứ nhất nhất giới hạn mình trong một lĩnh vực thì có thể sẽ gây hạn chế đối với tiềm năng của chính mình. Vậy nhà trường và gia đình cần đóng vai trò gì trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh? Theo nhà giáo dục Virender Kapoor, giáo viên cần là người dẫn dắt, giúp

Xem tiếp

Con hãy sống cuộc đời của chính con!

“Nếu bạn bắt một con cá leo cây thì suốt đời nó sẽ tự nghĩ rằng mình kém cỏi” – Albert Einstein từng nói vậy.   Diễn đàn “Giáo dục đúc khuôn” mở đầu bằng một ước mơ của phụ huynh: “Chúng ta đâu muốn biến các em thành robot!” rồi với nhiều ví dụ thực tế sống động khác, điều đọng lại qua 12 số báo là mong ước các em được giáo dục, dạy dỗ theo cách phát huy đúng tiềm năng vốn có của chính các em chứ không theo một khuôn mẫu định sẵn. Xin khép lại diễn đàn bằng bài viết của một chuyên gia giáo dục. Những kỳ vọng và định kiến “Tại sao mày chỉ ăn và học thôi mà điểm toán thua con bà Bảy bán xôi là sao?”. “Tại sao điểm toán con cao vậy mà điểm tiếng Anh con tệ thế?”. Tại sao, tại sao… Có vẻ như người lớn chúng ta đã quên mất ngày xưa của mình rồi. Rằng ngày xưa, ta cũng chẳng giỏi ở mọi môn học, rằng chính ta cũng từng bị mắng, bị so sánh với con nhà hàng xóm hoặc bạn trong lớp.

Xem tiếp

Năm mới, bạn trẻ cần trau dồi kỹ năng nghề nghiệp gì?

Đón năm 2018, các bạn trẻ cần thay đổi, trang bị thêm nhiều kỹ năng mới để không bị robot thay thế, và tăng thêm cơ hội tìm kiếm được việc làm. Chuyên gia Nhật và kỹ sư Việt Nam giám sát quá trình robot TBM khoan hầm metro tuyến Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM). Robot đang dần thay thế con người trong rất nhiều công việc – Ảnh: QUANG ĐỊNH Bà Nguyễn Thu Trang – giám đốc Dịch vụ tuyển dụng và tư vấn nhân sự Manpower Group Việt Nam – khẳng định, hiện có tới 40% giới chủ trên toàn cầu báo cáo tình trạng thiếu hụt nhân tài. Do đó, số lượng giới chủ lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có để lấp đầy các vị trí đang thiếu tăng gấp đôi. Theo bà Trang, các loại công việc khó tìm được ứng viên bao gồm các công việc đòi hỏi kỹ năng lành nghề như thợ mộc, thợ nề; nhân viên IT; bán hàng; kỹ sư; nhân viên kỹ thuật; tài xế; nhân viên kế toàn tài chính; quản lý cấp cao; vận hành máy móc sản xuất

Xem tiếp

Tuyên dương ‘Học sinh 3 rèn luyện TP.HCM’

Những học sinh được tuyên dương là những gương mặt tiêu biểu khối trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao bằng khen cho các học sinh đạt danh hiệu ‘Học sinh 3 rèn luyện TP.HCM’ – Ảnh: B.MINH Tại TP.HCM vừa diễn ra lễ tuyên dương “Học sinh 3 rèn luyện TP.HCM” cấp trung ương năm học 2016-2017, khen thưởng những học sinh tiêu biểu của cả nước các khối trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong đợt này có tám học sinh đến từ ba trường gồm Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng và Trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh được tuyên dương. Chương trình còn có phần giao lưu với các doanh nghiệp và chuyên gia về thị trường lao động và dạy nghề. Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở Lao động – thương binh và xã hội), nhấn mạnh

Xem tiếp

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 có gì mới?

Không chỉ thay đổi, bổ sung tổ hợp xét tuyển, nhiều trường đại học còn tăng cường phương thức tuyển sinh và mở thêm ngành mới. Các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) cho rằng quy mô tuyển sinh năm 2018 sẽ không có nhiều biến động , tuy nhiên kỳ tuyển sinh năm nay sẽ có thêm nhiều ngành mới. Về phương án tuyển sinh, do chưa có quy chế, tuy nhiên các trường vẫn thiên về ưu thế xét tuyển theo nhóm trường như năm 2017 đã thực hiện do cơ chế lọc “ảo” khá tốt. Sẽ có thêm nhiều ngành mới Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, phương án tuyển sinh năm 2018 của trường có một số nét mới. Cụ thể, có sự thay tổ môn xét tuyển các ngành công tác xã hội, Đông Nam Á học và xã hội học. Ngoài ra, trường còn bổ sung ngành mới công nghệ thông tin và hai chuyên ngành xây dựng chất lượng cao. Cùng đó, trường mở rộng diện tuyển thẳng đối với học sinh (HS) các trường THPT cả nước có học lực ba năm đạt HS giỏi. Theo

Xem tiếp

237.000 người trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp

Theo số liệu do Viện Khoa học lao động và xã hội công bố, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên trong quý 3-2017 tăng mạnh so với quý trước. Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội Đào Quang Vinh lý giải về các thống kê tại hội thảo “Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 3-2017” diễn ra chiều 26-12 – Ảnh : CHÍ TUỆ Theo đó trong quý 3-2017, cả nước có hơn 1 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó nhóm trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý 2, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51%. Số thanh niên thất nghiệp là 610.000, tăng gần 36% so với quý 2, tỉ lệ thất nghiệp ở mức 7,8%… “Sinh viên sau tốt nghiệp phải đào tạo thêm” Lý giải về tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến của nhóm trình độ đại học trở lên, viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội Đào Quang Vinh cho rằng vào khoảng cuối quý 2, nhiều sinh viên tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp

Xem tiếp

Chọn ngành học đón đầu 4.0: Vai trò quyết định của ngành kỹ thuật công nghệ

Công nghệ thông tin là ngành học được ứng dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo sự thay đổi của rất nhiều ngành nghề, tư duy làm việc cũng như sắp xếp lao động. Thế nhưng theo các chuyên gia, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ vẫn chiếm lĩnh vị trí đầu. Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo lên ngôi Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhấn mạnh trong nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ, thì công nghệ thông tin (CNTT) vẫn chiếm vị trí số 1 trong thời đại công nghiệp 4.0. Theo đó, các xu hướng phát triển mạnh mẽ bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng thông minh, kỹ thuật số, công nghệ đám mây… Từ đây sẽ xuất hiện các ngành nghề mới chú trọng đến tính chuyên sâu, khả năng ứng dụng trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. “Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế cũng hình thành các nhóm ngành mới như quản trị cơ sở dữ

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon