homescontents
Danh mục: Tin tức

Để lọt vào mắt nhà tuyển dụng

Tại nhiều hội chợ việc làm, các chuyên gia lao động, nhà tuyển dụng đều cho rằng lao động trẻ yếu kỹ năng như: giao tiếp, xử lý tình huống, tư duy sáng tạo…  Sinh viên tham quan chương trình hướng nghiệp tại trường đại học ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Vậy làm gì để hoàn thiện các kỹ năng lọt vào mắt nhà tuyển dụng, tham gia vào thị trường lao động? Rèn luyện kỹ năng từ năm thứ 2 đại học Theo anh Lý Quang Thắng, Trưởng phòng Đối tác nhân sự Công ty giao hàng nhanh, người từng định hướng nghề nghiệp cho nhiều sinh viên (SV), cho biết: “Năm thứ 1 học ĐH là khoảng thời gian làm quen với bạn bè, luyện tập khả năng thích nghi với môi trường mới. Đến năm học thứ 2, cần phải tích cực trang bị các kỹ năng cần thiết như: thuyết trình, khả năng làm việc đội nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề… Hầu như SV mới ra trường còn yếu những kỹ năng này”. Anh Thắng cũng chỉ ra rằng SV cần phải luyện cách thuyết trình, vì khi đi ứng tuyển, trong một phòng có

Xem tiếp

Giáo sư Nhật Bản: Đi học chỉ để vào đại học thì hơi ngớ ngẩn

Giáo sư Shinichi Kitaoka, Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đã nói như vậy và cho rằng, cái nhìn dài hạn trong giáo dục sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực bền vững cho sự phát triển của một quốc gia. Giáo sư Shinichi Kitaoka trao đổi với báo chí tại họp báo ẢNH LÊ HIỆP Sáng 14.9, Ban Tổ chức T.Ư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản và JICA Việt Nam tổ chức buổi thuyết trình Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản thời kỳ Minh trị Duy tân, ý nghĩa và tác động của nó đối với sự phát triển của Nhật Bản do giáo sư Shinichi Kitaoka thuyết trình. Chủ nghĩa năng lực, trọng nhân tài Tại cuộc họp báo sau đó, giáo sư Shinichi cho hay, một trong những đặc điểm của chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản thời kỳ Minh trị Duy tân (1868 – 1912) là chủ nghĩa năng lực hay chủ nghĩa trọng nhân tài. Chủ tịch JICA giải thích, thời điểm đó, nhà cầm quyền Nhật Bản nhận thấy nguy cơ đe dọa sự ổn định của quốc gia, do đó rất

Xem tiếp

Từ 1/10: Áp định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo TC-CĐ cho 9 nghề

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân vừa ký ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BLĐTBXH quy định định mức kinh tế – kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho 9 nghề. Thời hạn có hiệu lực tính từ ngày 1/10/2018. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tìm hiểu công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, 9 nghề được xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật trong đào tạo trình độ trung cấp – cao đẳng, gồm: Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí; Vận hành máy thi công nền; Vận hành cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng; Bảo vệ thực vật; Chế biến và bảo quản thuỷ sản; Quản trị mạng máy tính; Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas. Đây là những nghề phổ biến, xã hội có nhu cầu cao về lao động đã qua đào tạo hiện nay Việc xây dựng định mức các ngành nghề trên nhằm thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đổi mới cơ chế quản

Xem tiếp

Sinh viên phải biết mình đang thiếu cái gì

Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục thuế Q.Thủ Đức, TP.HCM, khi vào doanh nghiệp thực tập sinh viên phải biết mình đang thiếu cái gì và cần cái gì để chủ động hỏi người hướng dẫn. Đại diện doanh nghiệp chia sẻ tại buổi tọa đàm LÊ THANH Ngày 11.8, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức lễ ký kết hợp tác với các doanh nghiệp nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, có tay nghề cao cho thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ chương trình, nhà trường còn tổ chức buổi tọa đàm với 30 chủ doanh nghiệp để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu ra. “Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của chủ doanh nghiệp, những người trực tiếp sử dụng nguồn lao động do nhà trường đào tạo ra đang khuyết chỗ nào để có hướng khắc phục, điều chỉnh trong chương trình đào tạo của mình. Nói chung, mục đích của chúng tôi là làm thế nào để một sinh viên khi tốt nghiệp, bước vào môi trường doanh

Xem tiếp

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức mời doanh nghiệp tham gia diễn đàn chào đón tân sinh viên

Theo nội dung hợp tác, các doanh nghiệp sẽ tiếp nhận sinh viên tham gia tập sự, cam kết tuyển chọn nhân sự phù hợp để ký hợp đồng làm việc chính thức sau khi các em tốt nghiệp và tham gia thẩm định chương trình đào tạo, đánh giá sinh viên, thậm chí giảng dạy trực tiếp. Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức tại buổi ký kết hợp tác với doanh nghiệp Sáng ngày 11-8, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) tổ chức buổi Ký kết hợp tác doanh nghiệp (DN) và Tọa đàm với sự tham gia của 30 đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Huế hoạt động trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dịch vụ kế toán – thuế, ngoại ngữ, bất động sản… Tham dự có bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng TDC; ông Nguyễn Xuân Toán, Phó Hiệu trưởng TDC cùng đại diện lãnh đạo các DN và các cơ quan báo đài. Theo nội dung hợp tác, các DN sẽ tiếp nhận sinh viên tham gia tập sự, cam kết tuyển chọn nhân sự phù hợp để ký hợp

Xem tiếp

Đào tạo ngành “hot”, trao cơ hội việc làm

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) vừa mở thêm 9 ngành đào tạo trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và năng lực đào tạo của nhà trường nhằm cung cấp nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành trọng điểm mà TPHCM đang tập trung phát triển trong giai đoạn hiện nay. Những ngành “hot” Trong các ngành công bố tuyển sinh năm 2018, TDC bổ sung thêm 9 ngành mới ở trình độ cao đẳng, được xem là những ngành “hot” nhất hiện nay khi hầu hết các DN thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo, vận hành dây chuyền máy móc hiện đại hay các đơn vị thuộc nhóm ngành dịch vụ, tài chính đang săn lùng nhân sự như: Chế tạo thiết bị cơ khí, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Kinh doanh thương mại, Logistic, Tài chính – Ngân hàng và Tiếng Nhật. Với việc bổ sung thêm 9 ngành đào tạo mới, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức hiện có 23 ngành đào đạo trình độ cao đẳng và 14 ngành đào tạo trình độ trung cấp

Xem tiếp

Lò bánh Pháp chắp cánh ước mơ

Ở số nhà 53 đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, TP.HCM, có một tiệm bánh Pháp nhỏ xinh mang tên La Boulangerie Française. Đằng sau, những chiếc bánh nóng hổi ra lò mỗi ngày được bày bán ở đây là một ngôi trường đặc biệt, nơi chắp cánh ước mơ cho những bạn trẻ thiệt thòi. Dạy nghề, dạy kỹ năng sống, học phí 0 đồng Những chiếc bánh mì, bánh sừng bò hay mac-ca-rôn được bày bán ở La Boulangerie Française (Lò bánh Pháp) là sản phẩm của các học viên thuộc dự án đào tạo nghề bánh thực hiện bởi Viện Hợp tác và Phát triển Châu Âu (IECD) và trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC). Xây dựng trên nền tảng thành công của mô hình Lò bánh Pháp tại Thừa Thiên-Huế, dự án tại TP.HCM được đầu tư 1,3 triệu EUR (trong đó 0,6 triệu EUR tài trợ bởi cơ quan phát triển Pháp AFD), dự án được triển khai trong 4 năm (2017-2021) với mục đích giúp đỡ trẻ thành niên có hoàn cảnh khó khăn tìm được việc làm ổn định, có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình sau

Xem tiếp

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức triển khai mô hình đào tạo kép đầu tiên tại Việt Nam

Đào tạo kép là mô hình phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong đó có 30% kiến thức lý thuyết do TDC giảng dạy, 70% còn lại là kỹ năng, thái độ làm việc được rèn luyện tại các công ty có ký kết đào tạo. Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng TDC ký kết hợp tác với doanh nghiệp Sáng ngày 12-7, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) đã tổ chức lễ ký kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo kép đối với ngành Truyền thông và mạng máy tính, bậc cao đẳng. Tham gia buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, Ban Giám hiệu TDC cùng đại diện các doanh nghiệp có hợp tác với TDC trên địa bàn TPHCM. Đào tạo kép là mô hình phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong đó có 30% kiến thức lý thuyết do TDC giảng dạy, 70% còn lại là kỹ năng, thái độ làm việc được rèn luyện tại các công ty có ký kết đào tạo. Đây là mô hình khá mới ở nước ta,

Xem tiếp

Phân luồng THPT: Song hành học nghề và học văn hóa

Việc vừa học văn hóa vừa học nghề nhằm giúp các học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể vào ngay thị trường lao động đang là một trong những hướng phân luồng mới. Hiện cả nước có hơn 300.000 học sinh THPT đang vừa học văn hóa và học nghề. Thay vì phải kéo dài thời gian học tập với 3 năm THPT và 2-4 năm cao đẳng hay đại học thì chỉ sau 3 năm vừa học văn hóa, vừa học nghề, các em có thể bước chân vào thị trường lao động với đầy đủ kỹ năng của người thợ trình độ trung cấp. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để các em vừa học nghề, vừa học văn hóa chỉ là một quá trình biến lý thuyết trong trường học trở thành ứng dụng trong thực tế. Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025” vừa được Thủ tướng phê duyệt hướng đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon