Danh mục: Tin tức

Thủ tướng: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm dạy tốt, học tốt”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ kỷ niệm 65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Bác Hồ ngày 8/12, tại Hà Nội. Cùng dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và hơn 3.000 đại biểu đại diện cho hơn 32.000 học sinh miền Nam. Nhấn để phóng to ảnhThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. – Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Lớp người đã góp phần thực hiện xuất sắc, nghiêm túc Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ Bày tỏ xúc động được gặp lại các thầy cô, những cán bộ, các anh chị và bạn bè “đã một thời quây quần, gắn bó bên nhau dưới mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ sự yêu thương, chăm nom, nuôi dạy đặc biệt của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân và sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của bản thân, đội ngũ hơn

Xem tiếp

Trường đại học đồng loạt dừng tuyển sinh cao đẳng vào năm 2020

Nhiều trường đại học cho biết sẽ dừng tuyển sinh cao đẳng vào năm 2020 nhằm thực hiện theo quy định không còn đào tạo trình độ cao đẳng trong trường đại học.   Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM (ảnh minh họa) Hà Ánh Trong kế hoạch tuyển sinh 2020, nhiều trường đại học  tại TP.HCM có chủ trương dừng tuyển sinh cao đẳng. Dừng tuyển sinh cao đẳng, tập trung đào tạo đại học Đại diện Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết trường này sẽ dừng tuyển sinh cao đẳng vào năm 2020. Trước đó, năm 2019 trường này thông báo tuyển sinh 18 ngành bậc cao đẳng. Trong đó, hơn 3.300 chỉ tiêu các ngành đào tạo tại cơ sở TP.HCM và 180 chỉ tiêu tại Phân hiệu Quảng Ngãi. Tương tự,  tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho biết  cũng sẽ dừng tuyển cao đẳng vào năm tới. Năm 2019, trường này chỉ còn tuyển sinh 6 ngành cao đẳng chương trình chất lượng cao tương đương 600 chỉ tiêu. Trong phương án tuyển sinh dự kiến đã công bố, Trường ĐH Nha Trang cũng dừng tuyển cao đẳng trong năm tới. Năm nay, 12

Xem tiếp

9X sở hữu hai bằng thạc sĩ: “Không có ai thành công mà chưa từng thất bại”

Vũ Thị Linh sở hữu 2 bằng Thạc sĩ Luật và Kinh tế, hiện tại đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Luật. Bên cạnh đó, cô cũng là doanh nhân và là một người truyền cảm hứng về bình đẳng giới, thúc đẩy phụ nữ tiến thân bằng tri thức. Nhấn để phóng to ảnhNghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Luật Vũ Thị Linh. Vũ Thị Linh sinh năm 1993 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Linh sinh ra trong gia đình có cha mẹ là công chức nhà nước. Cô tốt nghiệp cử nhân loại giỏi Đại học Luật Hà Nội, sau đó tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ Luật tại ngôi trường này và hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp. Thời điểm gần hoàn thành cao học Luật, Vũ Thị Linh quyết định học và sau đó lấy thêm bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện tại, cô gái này đang theo học nghiên cứu sinh ngành Luật. Song song với lĩnh vực học thuật, từ năm 2017, cô là đồng sáng lập của một trường đào tạo về ngôn ngữ – nghệ thuật

Xem tiếp

Nữ hiệu trưởng tiên phong với những hướng đi mới

Sinh viên Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Bén duyên với nghề giáo từ năm 1989, ít ai có thể ngờ một cô gái mảnh mai lại chọn một chuyên ngành vốn dĩ được mặc định dành riêng cho nam giới, ngành Cơ khí. Thế nhưng, sự đam mê với ngành nghề đã chọn và tâm huyết với nghề giáo đã không chỉ giúp cô Nguyễn Thị Lý là một giảng viên giỏi, mà còn trở thành một nữ hiệu trưởng mạnh mẽ, quyết đoán của một trường cao đẳng uy tín. Môi trường nhiều cơ hội và thử thách Nhiều năm gần đây, trong khi một số trường cao đẳng (CĐ), trung cấp chật vật với công tác tuyển sinh hàng năm, thì Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TDC) vẫn đảm bảo được chỉ tiêu. Với tư duy, sự quyết đoán của người học kỹ thuật, cô Lý đã có những quyết định táo bạo mà không nhiều trường dám nghĩ, dám làm, đưa TDC tiếp cận với nhiều cơ hội mới. Ngành Logistics ở TDC là một ví dụ cho định hướng quyết đoán của nữ hiệu trưởng này. Năm 2018, TDC chính thức tuyển sinh và

Xem tiếp

GS Trần Hồng Quân: ‘Giáo dục phổ thông là nền tảng’

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân cho rằng triết lý giáo dục phổ thông Việt Nam đang đi ngược với thế giới, cần định hướng lại. “Những nước có nền giáo dục tốt như Mỹ, Canada, Phần Lan có cách dạy phổ thông khác Việt Nam. Học sinh Việt Nam có thể giỏi học thuật hơn họ, nhưng tư duy tự chủ, tự học, tự nghiên cứu thì thua”, GS Quân nói, khi tiếp ông Võ Văn Thưởng (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) tại nhà riêng ngày 18/11, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Ông cho biết, thay vì làm Toán giỏi, học sinh các nước này lại được tiếp cận cách làm các bài tiểu luận về những vấn đề mang tính thiết thực như chống phân biệt chủng tộc, tự hào tổ quốc. Cách họ đặt vấn đề là giúp cho học sinh biết cách tư duy logic chứ không phải là học nhiều kiến thức để làm bài tập cho giỏi. Theo đó, ngành giáo dục nước nhà cần xây dựng nền tảng tổng quát, mục tiêu chương trình rõ ràng cho bậc phổ thông. GS Trần Hồng Quân (trái) tiếp ông

Xem tiếp

Tôi thấy rằng, quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết

Bộ trưởng Bộ Giáo dục nêu, mô hình trường phổ thông nhiều cấp học không phải là không có cơ sở nhưng sáp nhập phải đảm bảo các yêu cầu hết sức nghiêm ngặt Ngày 7/11, tại phiên chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề của ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải trình thêm vấn đề liên quan đến tinh giản biên chế giáo viên, sắp xếp trường lớp. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo – ông Phùng Xuân Nhạ giải trình thêm các vấn đề liên quan tinh giản biên chế giáo viên, sáp nhập các trường. Ảnh: Quochoi.vn Phát biểu làm rõ các nội dung liên quan đến biên chế giáo viên và sắp xếp cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã có nhiều cuộc làm việc và làm việc với các địa phương để giải quyết vấn đề biên chế giáo viên, cũng như vấn đề nhiều năm trước để lại. Theo Bộ trưởng, giáo dục là ngành rất đặc thù, đội ngũ giáo viên đông với nhiều đặc điểm

Xem tiếp

Học nghề bánh mì, kỹ năng sống và tiếng Anh miễn phí

Một buổi trưa tháng 10, trong gian phòng sạch tinh tươm và thơm ngát mùi bơ sữa tại Q.Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi gặp những học viên của lò bánh mì Pháp đang chia bột mì đã ủ men vào từng khuôn… Anh Trịnh Văn (bìa trái) cùng các học viên – Thúy Hằng Sau giờ học thực hành, những học viên này trở về ký túc xá, chuẩn bị cho giờ lên lớp buổi chiều học về lý thuyết làm bánh, kỹ năng sống và tiếng Anh. Toàn bộ chương trình học ở lò bánh mì Pháp, kéo dài 16 – 20 tháng cho các bạn trẻ 18 – 23 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, kèm theo ký túc xá, ăn ở, chi phí mua nguyên liệu, đồng phục… trong quá trình học hoàn toàn miễn phí. “Các bạn trẻ sẽ đóng 150.000 đồng/tháng để cảm thấy thật sự có trách nhiệm với những gì đang được đào tạo”, chị Đoàn Bảo Quyên (28 tuổi), điều phối sư phạm của dự án cho hay. Theo chị Quyên, mỗi năm, dự án chỉ đào tạo cho 20 bạn trẻ, do đó, sẽ ưu tiên những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất

Xem tiếp

Nhu cầu lao động ngành cơ khí, điện tử tăng mạnh

Trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động ngành dệt may, da giày đang có dấu hiệu giảm nhiệt khi nằm cuối danh sách top 10 tỷ lệ tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây, thì ngành cơ khí, điện tử lại có dấu hiệu tăng mạnh. Nhu cầu tuyển dụng lao động ngành điện tử tăng mạnh Ảnh Ngọc Thắng Báo cáo thị trường tuyển dụng trực tuyến lĩnh vực sản xuất năm 2019 tại Việt Nam vừa được VietnamWorks – Trang web tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam, công bố ngày 24.10, cho thấy ngành sản xuất tại Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê từ số liệu công việc đăng tuyển của Vietnam Works, nhu cầu tuyển dụng trực tuyến trong lĩnh vực sản xuất trên toàn quốc giai đoạn 6 tháng đầu năm tăng liên tục trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực sản xuất giai đoạn nửa đầu năm 2019 tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm. Dữ liệu trên hệ thống và kết quả khảo sát cho thấy, nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều

Xem tiếp

“Sinh viên không cần phải biết nhiều thứ”

“Sinh viên không cần phải biết nhiều thứ, chỉ nên chọn 1 hoặc 2 lĩnh vực mà cảm thấy tự tin để hiểu nhất và làm tốt nhất. Biết rằng việc lựa chọn quyết định sẽ rất khó khăn, nhưng nếu không mạo hiểm sẽ không thành công”. Đó là chia sẻ của ông Lê Đình Hiếu, Giám đốc tuyển sinh trường Đại học Vinunitại “Diễn dàn tiếng nói trẻ – YouthSpeak Forum HaNoi 2019” với chủ đề định vị bản thân, định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên do Khoa Quốc tế – ĐHGHN phối hợp với tổ chức AIESEC diễn ra ngày 27/10. Loay hoay lựa chọn kỹ năng cần học Tại diễn đàn, sinh viên Nguyễn Phương Mai, khoa Quốc tế – ĐHQGHN chia sẻ, là một sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp đại học nhưng bản thân em vẫn đang loay hoay chưa khám phá ra thế mạnh, năng lực thực sự. Dù tất cả các hoạt động học tập, vui chơi ngoại khóa em đều tham gia đầy đủ với mong muốn trau dồi được tối đa kĩ năng mềm, tăng cơ hội xin việc làm nhưng cho đến giờ em

Xem tiếp

Doanh nghiệp sẽ ‘hụt hơi’ nếu không hợp tác với trường nghề?

Chủ đề cũ nhưng chưa bao giờ hết ‘nóng’ về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường nghề tiếp tục được mổ xẻ trong hội thảo về kỹ năng nghề sáng nay 23.10. Đại diện doanh nghiệp, chuyên gia đào tạo nghề chia sẻ kinh nghiệm hợp tác đào tạo MỸ QUYÊN Hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) phối hợp với Đại sứ quán Úc và Hiệp hội Doanh nghiệp – Phòng thương mại Úc tổ chức, thu hút sự tham gia của đại diện các trường ĐH, CĐ, trung cấp phía Nam, các chuyên gia đào tạo nghề và nhiều doanh nghiệp đến từ trong và ngoài nước. Doanh nghiệp, nhà trường được gì khi hợp tác? Có mặt tại hội thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp của Úc đã chia sẻ kinh nghiệp hợp tác với trường nghề tại quốc gia mình, từ đó đưa ra những giải pháp có tính chất tham khảo đối với thực tế ở Việt Nam. Ông Mario, Giám đốc điều hành của Công ty Tradiebot Industries (Úc), đặt câu hỏi: “Trong mối quan hệ hợp tác này thì giá trị cho cả 2 bên là gì? Tôi được gì, anh được gì?

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon