homescontents
Danh mục: Tin tức

Dự kiến lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7-2020

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 23 đến 26-7 và năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6, muộn hơn 1 tháng so với quy định. Giáo viên một trường THCS dạy trực tuyến trong thời gian nghỉ – Ảnh: THÙY TRANG Chiều nay 22-2, nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Bộ GD-ĐT cho biết như trên. Nguồn tin này cũng cho biết: Do học sinh hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước phải nghỉ học khoảng 1 tháng để phòng chống dịch COVID-19 nên Bộ GD-ĐT đã cân nhắc và dự kiến lùi thời gian kết thúc năm học 1 tháng. Như vậy, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6. Kỳ thi THPT quốc gia 2020 tổ chức vào các ngày 23, 24, 25, 26-7-2020. Đây là mốc thời gian đủ để các trường hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh cuối cấp ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Theo dự kiến này thì sẽ có nhiều mốc thời gian quy định cho các kế hoạch giáo dục của ngành GD-ĐT sẽ phải điều chỉnh.

Xem tiếp

Bánh mì thanh long – Lời cảm ơn Việt Nam của ‘vua bánh mì’ Kao Siêu Lực

“Việt Nam – nói theo một cách nào đó, đã là quê hương thứ hai của tôi. Một quê hương đất lành chim đậu. Chiếc bánh mì thanh long này, là món quà, tôi dành tặng Việt Nam. Xin cảm ơn Việt Nam”, ông Kao Siêu Lực nói. “Tôi đã sống một cuộc đời đầy lưu lạc, đúng kiểu “ba chìm bảy nổi với nước non”: Từ thiếu gia con nhà giàu; trở thành người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời dưới chế độ diệt chủng Pôn Pốt; đến cuộc đào thoát khỏi tử thần, cuộc li hương ròng rã suốt một tháng trời để qua được bên kia biên giới, làm cu-li đúng nghĩa ở Sài Gòn với đủ thứ nghề, miễn sao được sống; rồi bây giờ, trở thành “vua bánh mì”, một trong 28 thợ bánh mì nổi tiếng nhất thế giới. Trong thâm tâm, tôi vẫn luôn muốn nói hai từ “Cảm ơn” với Việt Nam vì đã cho tôi một số phận, một cuộc đời mới. Bánh mì thanh long là một trong những món quà mà tôi dành tặng cho Việt Nam – đất nước đã cưu mang tôi trong

Xem tiếp

CẨM NANG HỎI – ĐÁP THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI VI RÚT CORONA (nCoV)

Câu hỏi 1:  Vi rút Corona nCoV là gì? Trả lời: Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó. Câu hỏi 2: Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu? Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút. Câu hỏi 3: Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào? Trả lời: Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể

Xem tiếp

Sẽ giải thể, chuyển đổi 50% trường nghề

Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã trình Thủ tướng đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là trường nghề) đến năm 2030. Giờ thực hành của thầy trò một trường nghề trên địa bàn TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG Điểm nổi bật của đề án là đến năm 2025 sẽ giảm 20% và chuyển đổi sang cơ chế tự chủ 30% số trường nghề hiện nay. Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS NGUYỄN HỒNG MINH, tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết thực hiện nghị quyết của Chính phủ, các trường nghề công lập sẽ được sắp xếp, tổ chức lại theo tinh thần giảm đầu mối, chuyển sang cơ chế tự chủ theo lộ trình; đồng thời khuyến khích phát triển trường nghề tư thục, đặc biệt là doanh nghiệp thành lập trường nghề. Số lượng trường nghề cụ thể theo từng thời điểm phụ thuộc nhu cầu nhân lực ở các địa phương và theo từng lĩnh vực. Dự kiến số lượng trường nghề công lập đến năm 2025 giảm tối thiểu

Xem tiếp

Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phần của Hội đồng gồm: Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch Hội đồng. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn Thành viên Hội đồng gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Tư pháp; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Công Thương; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công an; Quốc phòng; Ủy ban Dân tộc. Các Bộ có trách nhiệm cử lãnh đạo cấp Vụ đại diện cho các bộ tham gia Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng cũng bao gồm đại diện một số tổ chức chính trị – xã hội và chuyên gia về quy hoạch do Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định lựa chọn mời. Bộ Lao động

Xem tiếp

Trường CĐ đào tạo chương trình của Nhật Bản, Đức

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được thành lập năm 1984 có tiền thân là Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Thủ Đức. Năm 2008 Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT ký quyết định thành lập trường Cao đẳng. Từ năm 2017 trường trực thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Từ ngày thành lập đến nay trường không ngừng mở rộng mô hình đào tạo. Năm 2002, trường tuyển sinh 5 ngành công nhân kỹ thuật với 120 học sinh và 2 ngành trung cấp chuyên nghiệp với 98 học sinh, thì đến năm 2019, tuyển sinh đào tạo 23 ngành trình độ cao đẳng, 12 ngành trình độ trung cấp với hơn 13.000 học sinh sinh viên. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề (Ảnh: Lê Anh Dũng) Trong đó, có tới 83% sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm và 82,4% học sinh bậc trung cấp được các doanh nghiệp tiếp nhận, làm việc ổn định. Trường hiện có 358 giáo viên, trong đó có 1,3% có trình độ tiến sĩ, 86,3% có trình độ thạc sĩ. Trường được đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 trong dịp kỉ niệm

Xem tiếp

Sôi động thị trường việc làm cuối năm cho bạn trẻ

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đang tăng cao vào những tháng cuối năm và đến hết tháng 1.2020. Dự kiến, TP.HCM cần khoảng 27.000 – 30.000 vị trí, trong đó có trên 5.000 việc làm thời vụ. Sinh viên tham gia một ngày hội việc làm tại TP.HCM Ảnh: Mỹ Quyên Đó là thông tin từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM. Ngoài ra, thị trường tuyển dụng trực tuyến, Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM cũng cho thấy có rất nhiều cơ hội việc làm dịp cuối năm dành cho bạn trẻ. Cần nhiều nhân viên kinh doanh, thương mại Để tìm được những việc làm phù hợp, sinh viên nên theo dõi thông tin tuyển dụng thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, đoàn thể hoặc các trang web tuyển dụng trực tuyến để biết thêm thông tin về vị trí việc làm, hình thức làm việc, thời điểm tuyển dụng TRẦN LÊ THANH TRÚC Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM Bà Trần

Xem tiếp

Đức “khát” lao động lành nghề, có thể đón lao động trình độ cao từ Việt Nam

Giới chức Đức lo ngại rằng tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ có thể sẽ khiến các công ty rời bỏ thị trường này. Berlin đang hướng tới việc tìm kiếm và tuyển dụng lao động lành nghề ở các nước như Mexico, Việt Nam và Ấn Độ để bù khoảng trống. Nhấn để phóng to ảnhThủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Reuters) Ngày 14/12, trong một bài phát biểu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo về tình trạng Đức đang thiếu các lao động kỹ thuật cao và điều này có thể buộc các công ty phải rời đi nước khác. “Chúng tôi biết nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp đang tìm kiếm lao động có trình độ. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để tuyển dụng được đủ những người có chuyên môn cao. Nếu không, các công ty sẽ phải rời đi và dĩ nhiên, chúng ta không muốn kịch bản này”, bà Merkel nhấn mạnh. Cảnh báo của Thủ tướng Đức đến trong bối cảnh một hội nghị thượng đỉnh về vấn đề này sắp được tổ chức vào ngày hôm nay, 16/12.

Xem tiếp
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon