Danh mục: Tin tức

Dấu ấn giáo dục nghề nghiệp năm 2020 và giai đoạn 2016-2020

 1. Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đổi mới mạnh mẽ Ngay sau khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao nhiêm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, nắm thời cơ, chỉ đạo sâu sát, tập trung và bằng những giải pháp đồng bộ, nên chỉ trong thời gian ngắn, hệ thống thể chế hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng, tham mưu trình ban hành cơ bản hoàn thiện. Đồng thời trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách đã chủ động đề xuất những quy định mới, chính sách mới từ tổ chức, quản lý hệ thống cho tới quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo; bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi cho nhà giáo, người học tạo khung pháp lý để tổ chức, quản lý và triển khai đào tạo theo 3 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp… Đề xuất nhiều quy định, chính sách mới về phát triển giáo

Xem tiếp

Để đào tạo giáo dục nghề nghiệp gắn kết với thị trường lao động và việc làm

Chiều ngày 30/12/2020 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Cục Việc làm đã có buổi làm việc cùng trao đổi về kế hoạch phối hợp, hợp tác giữa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và việc làm. Tham dự buổi làm việc có Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng, các Phó Tổng cục trưởng, các Vụ, đơn vị chuyên môn của Tổng cục. Về phía Cục Việc làm có Cục trưởng Vũ Trọng Bình, các Phó cục trưởng và các phòng chuyên môn của Cục Việc làm. Tại buổi làm việc Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng khẳng định cần phải sớm thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan bằng một kế hoạch tổng thể cho giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có lô trình thực hiện, chi tiết cho từng nhiệm vụ, cho từng năm. Kế hạch này sẽ đưuọc hai cơ quan phối hợp xây dựng soạn thảo và ký kết trong tháng 01/2021. Với nhiệm vụ một bên là việc làm, một bên là dạy nghề đó chính là “”đầu vào và đầu ra”” của nhau trong thị trường lao động, Giáo dục nghề nghiệp cung cấp nhân lực cho thị

Xem tiếp

Xây dựng khung tham chiếu trình độ Việt Nam – ASEAN

Tham chiếu và công nhận trình độ lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội dịch chuyển lao động có kỹ năng đến những thị trường việc làm chất lượng cao… Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Phạm Vũ Quốc Bình phát biểu tại hội thảo Đây là nội dung tại Hội thảo Báo cáo Tham chiếu thành phần Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 21/12/ 2020. Hội thảo nhằm tham vấn chuyên gia về dự thảo báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ Asean, cấu phần giáo dục nghề nghiệp. Tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đại diện các tổ chức quốc tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục đại học, các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận sâu về các nội dung tham chiếu thành phần Khung trình độ quốc gia như: Cấu trúc

Xem tiếp

Đề xuất thí điểm đào tạo Cao đẳng nghề cho học sinh tốt nghiệp cấp 2

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cùng các đơn vị, chuyên gia đã họp bàn, thảo luận giải pháp triển khai thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng nghề cho học sinh đã tốt nghiệp THCS (học hết lớp 9). Thực trạng và giải pháp thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS Nhấn để phóng to ảnhHội thảo bàn luận về “Thực trạng và giải pháp thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở” ngày 3/12/2020. Hiện tại, theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) chưa được tuyển thẳng vào học ở trình độ cao đẳng (CĐ) nghề mà cần phải học trình độ trung cấp (TC), sau đó cần phải trải qua các kỳ thi để học liên thông lên trình độ CĐ. Tuy nhiên, theo tình hình thực tiễn, đa phần người học hết lớp 9 mong muốn được học thẳng lên trình độ cao đẳng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; cùng với đó là nhu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn

Xem tiếp

Giáo dục nghề nghiệp cần chuẩn bị tốt nhất đón cả “đại bàng” và “chim sẻ”

TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết, trước mắt, chúng ta cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón cả “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) và “chim sẻ” (doanh nghiệp nhỏ)”. Ngày 30/11, tại Hà Nội diễn ra chương trình Tọa đàm khoa học “Phát triển nhân lực trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu làn sóng dịch chuyển FDI tại Việt Nam”. TS. Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trưởng Tiểu ban GDNN chủ trì buổi tọa đàm. Nhấn để phóng to ảnh“Trước mắt, chúng ta cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón cả “đại bàng” (doanh nghiệp lớn) và “chim sẻ” (doanh nghiệp nhỏ)”, Tổng Cục trưởng TCGDNN Trương Anh Dũng nói. Theo báo cáo đề dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, buổi Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra tác động xấu trên toàn thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhưng vẫn đạt được kết quả ấn tượng. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã giúp nền kinh tế ổn định và một điểm đến

Xem tiếp

Thạc sĩ trẻ bỏ công ty nước ngoài về dạy trường nghề

Nguyễn Huy Hoàng (32 tuổi) từng làm việc tại một công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin và một doanh nghiệp của Úc, nhưng quyết định nghỉ việc để trở thành giáo viên trường nghề. Nguyễn Huy Hoàng chọn làm giảng viên trường nghề vì tâm huyết NVCC Nguyễn Huy Hoàng  vừa đạt giải nhất trong Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Muốn phát triển ngành công nghệ thông tin ở trường nghề Nguyễn Huy Hoàng tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin (CNTT) Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM năm 2010. Hoàng đi làm tại một công ty khởi nghiệp về CNTT, sau đó làm việc cho 1 công ty của Úc có chi nhánh ở Việt Nam. Trong thời gian này, Hoàng vừa làm vừa học cao học. Năm 2013, tốt nghiệp cao học Hoàng quyết định nghỉ việc ở doanh nghiệp Úc để nộp hồ sơ vào Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức và trở thành giảng viên cho tới hiện tại. Hoàng trong một chuyến đi Nhật học hỏi kinh nghiệm giảng dạy NVCC Hoàng kể lại: “Lúc đó, mức lương của mình ở công ty nước ngoài tương đối cao. Nhưng một phần vì gia đình mình cũng

Xem tiếp

ThS Nguyễn Thị Lý: Người phụ nữ hơn 30 năm nhiệt huyết với giáo dục nghề nghiệp

“Đã chuẩn bị tinh thần có Quyết định nghỉ hưu cả năm nay, mà sao ngày chia tay đồng nghiệp và các học sinh, sinh viên thân yêu của trường CĐ Công nghệ Thủ Đức vẫn xúc động đến lạ thường… Đó là câu chuyện của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý – Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức – người phụ nữ gắn bó với ngôi trường này hơn 30 năm. Bằng ấy thời gian, ký ức của những năm tháng từ khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đến tuổi nghỉ hưu, tình cảm đong đầy gắn bó với cơ sở giáo dục nghề nghiệp này không thể kể hết bằng lời. Chia sẻ về những bí quyết để xây dựng nhà trường trong suốt những năm gắn bó ấy, nguyên Hiệu trưởng Lý tiết lộ công thức thành công đó chính là sức mạnh tập thể. ThS, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Lý thay mặt Nhà trường Đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước. Sức mạnh tập thể-  “Chìa khóa vạn năng” Chặng đường gắn bó từ công việc của một người giáo viên, đến vai trò làm công

Xem tiếp

Trong 5 năm sắp tới thị trường lao động ra sao?

Ước tính trong 5 năm tới sẽ có khoảng 40% người lao động cần được đào tạo lại và 94% người đứng đầu doanh nghiệp mong muốn nhân viên có thêm các kỹ năng mới trong công việc. Người lao động trong bối cảnh hiện nay phải bổ sung nhiều kỹ năng mới nếu không muốn bị đào thải Đó là dự báo mới nhất trong Báo cáo tương lai việc làm do Diễn đàn kinh tế thế giới vừa đưa ra. Thị trường lao động Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Báo cáo chỉ ra dịch Covid-19 và tự động hóa lên ngôi khiến công nghệ được doanh nghiệp áp dụng triệt để, dẫn đến tình trạng chuyển đổi công việc và kỹ năng vào năm 2025. Theo đó, máy móc và con người sẽ là lực lượng lao động cân bằng nhau. Vì thế, nếu người lao động không kịp thời thay đổi và bổ sung những kỹ năng thiết yếu thì trong 5 năm tới năng lực làm việc sẽ vô cùng thiếu hụt. Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, các nhân tố khoa học – công nghệ có tác động mạnh nhất tới thị trường lao

Xem tiếp

Khen thưởng cá nhân đoạt giải cao kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia 2020

Sáng 18-11, tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã bế mạc Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp thành phố năm 2020 và tuyên dương HS-SV đạt giải cao tại kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ năm 2020. Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP – phát biểu tại lễ bế mạc Hội giảng Ông Đặng Minh Sự – Trường phòng GDNN-Sở LĐ-TB&XH TP, cho biết Hội giảng nhà giáo GDNN cấp TP năm 2020 diễn ra từ ngày 3 đến 14-11 tại  3 điểm thi: Trường  CĐ  Công  nghệ  Thủ  Đức; Trường  CĐ Nghề  số  7 và Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM. Hội giảng lần này Ban tổ chức tiếp nhận 99 bài trình giảng dự thi của 38 cơ sở GDNN (22 trường CĐ, 14 trường TC và 2 trung tâm GDNN-GDTX). Các bài trình giảng thuộc 17 nhóm nghề như: Chăm sóc sắc đẹp; Chăm sóc sức khỏe; Dịch vụ – Du lịch; Kinh tế – Kế toán; Nghệ thuật; Ngôn ngữ; Công nghệ thông tin: 11 bài; Cắt gọt kim loại; Công nghệ Ô tô; Kỹ thuật Truyền thông; Tự động hóa; Chế biến tinh

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon