Danh mục: Tin giáo dục

Tranh luận về việc xét tuyển chung

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH năm 2016 Đại diện các trường ĐH có những đề nghị, góp ý xây dựng quy chế xét tuyển kỳ thi THPT quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường tránh được tình trạng ảo như xảy ra trong năm 2016. Tương tự năm 2016, lần này nhiều trường lại tiếp tục không thống nhất khi Bộ GD-ĐT dự kiến các trường dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đều phải sử dụng phần mềm xét tuyển chung. Có tránh ảo, mất quyền tự chủ ? Cho rằng việc Bộ tìm cách giúp các trường hạn chế ảo là rất hay nhưng từ kinh nghiệm tuyển sinh theo nhóm của nhóm GX năm ngoái, PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng sẽ lý tưởng nếu các trường sau khi đưa ra các tiêu chí tuyển sinh thì không được điều chỉnh và tất cả các trường quân đội, công an phải tham gia. “Được như thế thì thí sinh (TS) đăng ký bao nhiêu nguyện vọng (NV) cũng không vấn đề gì, vì về kỹ

Xem tiếp

Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh được thi cả hai môn tự chọn

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia năm 2017, có nhiều điểm đổi mới so với kỳ thi năm trước liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của thí sinh. * Lấy kết quả môn cao trong hai môn tự chọn hơn để xét tốt nghiệp Theo dự thảo, kỳ thi sẽ tổ chức thi 5 bài: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với GDTX). Trong đó, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi Khoa học Tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học Xã hội (KHXH); thí sinh GDTX phải dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số

Xem tiếp

Chuyển nhiệm vụ tuyển sinh đại học về lại Vụ Đại học

Toàn bộ nhiệm vụ liên quan đến công tác tuyển sinh ĐH và CĐ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT sẽ được chuyển từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sang Vụ Giáo dục ĐH. Toàn bộ nhiệm vụ liên quan đến công tác tuyển sinh ĐH và CĐ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT sẽ được chuyển từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục về lại Vụ Giáo dục ĐH Đây là thay đổi quan trọng trong chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT theo quyết định vừa được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký. Sự chuyển giao này đã đưa công tác tuyển sinh trở lại Vụ Giáo dục ĐH như phân công trước đây của Bộ GD-ĐT. Trước năm 2012, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ cũng thuộc nhiệm vụ của Vụ Giáo dục ĐH và nội dung nhiệm vụ này được chuyển sang Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục từ tháng 1-2012. Như vậy, sau gần năm năm phụ trách công tác tuyển sinh, Cục Khảo thí và Kiểm định chất

Xem tiếp

Tự học thế nào cho hiệu quả?

Khả năng tự học bên ngoài trường lớp giúp mỗi cá nhân tạo ra sự khác biệt và làm đầy thêm kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên, để duy trì quá trình tự học là không hề dễ dàng. Khả năng tự học cần phải có những kỹ năng cơ bản, tính kiên trì và kỷ luật cao – Ảnh: WikiHow Sự hiếu kỳ là “ngòi châm lửa” cho mọi sự học 1. Duy trì tính hiếu kỳ Tinh hiếu kỳ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển trong quá trình học tập. Hãy đặt câu hỏi thật nhiều với bất kỳ điều gì khiến bạn tò mò hoặc chưa sáng tỏ. Việc này giúp bạn nuôi dưỡng tính hiếu kỳ, luôn muốn khám phá thế giới xung quanh và thực sự mở mang hiểu biết. Tự đặt ra câu hỏi và đi tìm câu trả lời là cách duy trì tính hiếu kỳ, một đức tính cần để tiến xa trong việc học tập và nghiên cứu – Ảnh: WikiHow Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng đặt ra câu hỏi quá nhiều với mọi người xung quanh có thể khiến họ cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những người chưa

Xem tiếp

Ngày hội nghề nghiệp: Sinh viên đến nhận quà, nghe hát rồi… về

3 trong số 6 sinh viên đến tham gia hội thảo “Làm việc hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp” được tổ chức tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM mới đây Có 40 gian hàng của các doanh nghiệp với toàn giám đốc nhân sự, trưởng phòng ngồi cả ngày đợi sinh viên nhưng chỉ lèo tèo vài bạn quan tâm. Số còn lại thì chen chân xếp hàng để đợi nhận quà tặng! Nhận quà xong thì ra bãi xe lấy xe đi về… Trong một chương trình mang tên Tuần lễ vàng của một trường ĐH tổ chức dành cho sinh viên với nhiều hoạt động như gặp gỡ các nhà tuyển dụng, phỏng vấn thực tập, việc làm…, mặc dù sinh viên đăng ký tham gia rất đông, thế nhưng chỉ khoảng 20% có mặt. Mắc cỡ với doanh nghiệp Bà Hồ Thị Ánh Tuyết, Trưởng phòng Quan hệ Công chúng và Doanh nghiệp, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi tìm kiếm doanh nghiệp và mời doanh nghiệp về trường để phỏng vấn tuyển dụng sinh viên (SV) rất khó. Nhưng trước khi sự kiện diễn ra, số lượng SV

Xem tiếp

Chọn ngành theo sở thích hay thu nhập?

Nhìn vào hệ đào tạo cũng như độ hot công việc hiện tại để lựa chọn ngành nghề, trường học cho bản thân mà không xét đến đam mê, năng lực, hoàn cảnh có thể khiến người học đi sai đường. Các em học sinh đang trao đổi thông tin với ông Nguyễn Thành Tâm (Trường Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia) Đây là một trong những vấn đề được Ban tư vấn chương trình hướng nghiệp “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 9 năm 2017 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức đề cập đến trong buổi tư vấn tại Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM). Học sinh có nhiều lựa chọn xét tuyển Một số học sinh băn khoăn “nên đăng ký xét tuyển vào hệ ĐH, CĐ hay TC khi mà xã hội nhìn nhận: học ĐH cơ hội tìm việc làm, thu nhập luôn cao hơn học CĐ và TC”. Cụ thể, em Xuân Hoa (lớp 12A11) chia sẻ: “Ngành quản trị nhà hàng được đào tạo ở nhiều hệ khác nhau. Đây là ngành em đam mê nhưng điều em quan tâm vẫn là cơ hội việc làm sau khi tốt

Xem tiếp

Học du lịch 4 năm đi tour… 2 lần, ngạc nhiên chưa?

Trong một hội thảo cấp khoa ở Trường ĐH X., giám đốc một công ty lữ hành đang hoạt động hiệu quả nói thẳng: “SV Trường ĐH X. ra trường, chúng tôi không dùng được!”. Sinh viên khoa du lịch Trường đại học Công nghệ TPHCM thực tập Tuyến điểm du lịch Nam Trung bộ – Ảnh: HỒ TƯỜNG Nguyên nhân, theo ông, sự trải nghiệm thực tế du lịch của những SV này rất ít, thậm chí có SV kiến thức du lịch và độ trải nghiệm trong du lịch còn thua… khách hàng. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (ITDR), với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2020 cần 870.000 lao động có chất lượng. Có thể thấy rằng ngành du lịch Việt Nam là một ngành đang có nhu cầu về nhân lực cao gấp hai, ba lần so với nhiều ngành quan trọng khác, với thu nhập bình quân hiện nay khoảng từ 6-10 triệu đồng/tháng. Từ thực tế đó, đã có khoảng 50 trường ở TP.HCM, gồm cả ĐH-CĐ, trung cấp có ngành đào tạo về du lịch, như: lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, khách sạn, nhà hàng… Tuy nhiên,

Xem tiếp

Thị trường ‘nóng’ cho đào tạo nghề

Thống kê của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại TP.HCM cho thấy năm 2017, nhu cầu tiếp nhận lao động có tay nghề và ngoại ngữ đi làm nước ngoài là 16.000 người. Theo số liệu của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, từ năm 2011 đến nay, thành phố đã đưa hơn 55.000 lao động VN ra nước ngoài làm việc, tập trung các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc; chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất (dệt may, chế biến thực phẩm, dược…), cơ khí chế tạo, xây dựng… Thống kê của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại TP.HCM cho thấy năm 2017, nhu cầu tiếp nhận lao động có tay nghề và ngoại ngữ đi làm nước ngoài là 16.000 người. Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, nhìn nhận đây chính là cơ hội cho người lao động trong nước cũng như các trường nghề đang muốn tìm đầu ra cho người học. Tuy nhiên, trường nghề phải nâng cao chất lượng đào tạo, không chỉ chuyên môn mà còn cả thái độ, ý thức, trách nhiệm mới có thể giúp người lao

Xem tiếp

Đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động: Cung không đủ cầu

Doanh nghiệp nói về xuất khẩu lao động tại buổi tọa đàm Sáng nay 23.11, tọa đàm ‘Giáo dục nghề nghiệp phục vụ xuất khẩu lao động trên địa bàn TP.HCM’ do Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức, đã nêu ra những vấn đề thiết thực nhất cho các trường trước bối cảnh đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động trong và ngoài nước. Nhu cầu ngày càng nhiều Ông Nguyễn Xuân Lanh, Trợ lý Giám đốc phụ trách Quản trị chiến lược và đối ngoại của Công ty Esuhai cho biết: “Hiện nay, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… đang có nhu cầu tuyển dụng lao động từ Việt Nam rất lớn. Năm 2015, công ty chúng tôi đã đưa gần 1.000 kỹ sư và thực tập sinh sang Nhật để làm việc. Năm 2016 là hơn 1.500 người và dự đoán những năm tới sẽ còn nhiều hơn thế”. Theo số liệu của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, từ năm 2011 đến nay, thành phố và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã đưa hơn 55.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, trong đó có 9,22% có trình độ trung cấp, 5,81% có trình độ CĐ

Xem tiếp

Trường CĐ sẽ tuyển sinh quanh năm

Thí sinh sẽ được nộp hồ sơ xét tuyển cao đẳng quanh năm Bộ LĐ-TB-XH đã công bố dự thảo quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu trình độ trung cấp, cao đẳng. Trong đó, có một số điểm khác biệt quan trọng như các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm. Các trường sẽ chủ động hơn? Nếu như trước đây, các trường CĐ xét tuyển trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến hết tháng 11 theo quy chế tuyển sinh do Bộ GD-ĐT ban hành thì tại dự thảo mới này, các trường CĐ có thể tổ chức một hoặc nhiều đợt tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1.1 và kết thúc chậm nhất trước ngày 31.12 hằng năm. Theo tiến sĩ Đào Khánh Dư, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, việc tuyển sinh quanh năm chỉ có ý nghĩa với một số trường khó tuyển sinh. Nhưng đối với một số trường có truyền thống tuyển sinh tốt trong nhiều năm qua, thì chỉ cần trong đợt tuyển sinh đầu tiên của tháng 8 là đã đủ vài ngàn chỉ tiêu. Đối với các trường ngoài

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon