Danh mục: Tin tức

“Nhập học trước khi nhập trường”

Sáng tạo, hành động cùng với sự linh hoạt là chìa khoá vượt khó trong bối cảnh mới. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về những giải pháp của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trước trạng thái “bình thường mới” khi dịch Covid-19 xảy ra. Chuyển đổi số: Cú hích tư duy quản lý, tổ chức đào tạo Phóng viên: Bối cảnh mới là dịch bệnh Covid-19 đang đặt ra những cách vận hành mới cho các hoạt động của xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang có những chủ trương gì để thích ứng với bối cảnh này? Thứ trưởng Lê Quân: Chuyển đổi số trong đào tạo và quản lý đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nghề nghiệp. Bộ LĐTB&XH đã xác định đào tạo trực tuyến sẽ là một phương thức được áp dụng phổ biến trong tương lai của giáo dục nghề nghiệp mà không chỉ là giải pháp tạm thời, trước mắt để ứng phó với đại dịch Covid-19. Thứ trưởng Lê Quân: Đào tạo trực tuyến là nền tảng để xây

Xem tiếp

Người giữ lửa cho phong trào

Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Hoàng Anh trở lại trường và chính thức đảm nhận vai trò thủ lĩnh thanh niên. Trước đó, anh đã hoàn thành liên thông đại học và hiện đang hoàn chỉnh luận văn cao học để bảo vệ trong thời gian tới. Từ không gian khởi nghiệp và sáng tạo, sinh viên đã tự phục vụ tiệc nhẹ cho các hội nghị, hoạt động của nhà trường – Ảnh: Q.NG. Hoàng Anh lăn xả trong hoạt động, làm tốt việc tập hợp sinh viên nòng cốt dù ở bất cứ vai trò nào, qua đó tạo được môi trường giúp sinh viên vừa có thêm sân chơi vừa là cơ hội rèn kỹ năng. Thạc sĩ NGUYỄN THỊ LÝ (hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) Đang giữ nhiệm vụ phó bí thư Đoàn trường, Vương Hoàng Anh xin lãnh đạo trường cho tạm dừng công việc, viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Năm đó anh đang ở tuổi 26. Chia sẻ về quyết định của mình, anh chàng hiện là bí thư Đoàn Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức nói: “Tôi nghĩ thay vì chỉ kêu gọi các bạn thực hiện nghĩa vụ

Xem tiếp

Đề xuất lùi kỳ thi THPT quốc gia sang tháng 8

Nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ GD-ĐT tiếp tục điều chỉnh thời gian năm học và lùi thi THPT quốc gia là cần thiết vì thời điểm này, có thể nói việc nghỉ học hết tháng 3 khó tránh khỏi. Học sinh lớp 12 tại Cần Thơ trở lại trường học sau kỳ nghỉ vì dịch Covid-19, trong khi nhiều thành phố khác vẫn tiếp tục nghỉ Ngọc Dương Bộ cần định hướng lại về nội dung đề thi Diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 khiến hầu hết các địa phương (trừ Vĩnh Phúc) đến thời điểm này vẫn phải tiếp tục cho học sinh (HS) từ mầm non đến THCS nghỉ học, chưa có công bố khả thi về ngày trở lại trường. Một số tỉnh như Đồng Nai đã quyết định cho HS tạm nghỉ đến ngày 4.4. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cùng nhiều tỉnh, thành khác vẫn buộc phải cho toàn bộ HS, trong đó có HS cấp THPT, nghỉ học. Do vậy, việc ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, nói nếu việc nghỉ học tiếp tục kéo dài đến tháng 4, Bộ GD-ĐT sẽ phải tính

Xem tiếp

Sinh viên trường nghề ít học tập trung, bớt lý thuyết để phòng dịch

 Các trường đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo an toàn cho sinh viên, học sinh thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp khi đi học lại từ ngày 2-3. Sinh viên Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức trong giờ học thực hành – Ảnh: TRẦN HUỲNH Đó là yêu cầu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – thương binh và xã hội) trong công văn gửi sở lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành cả nước và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sáng nay 28-2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nêu rõ căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương có thể cho học sinh, sinh viên đi học trở lại vào ngày 2-3. Để đảm bảo an toàn môi trường học tập, tổng cục yêu cầu thực hiện các công tác phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể: Kiểm tra, giám sát các điều kiện an toàn cho học sinh, sinh viên đi học trở lại; tăng cường công tác y tế cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bố trí đảm bảo tối đa nguồn

Xem tiếp

Lịch đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng sẽ ‘tịnh tiến’ theo lịch thi THPT quốc gia

Kỳ thi THPT quốc gia 2020 lùi 1 tháng so với dự kiến, kéo theo những thay đổi về thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm năm nay. Thí sinh trong một chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: NAM TRẦN Trong điều kiện các trường có thể sử dụng quyền tuyển sinh nhiều đợt trong năm thì công tác tuyển sinh của trường chủ yếu do trường chủ động. Bà NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG (vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG – vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT – cho biết: “Việc nghỉ học để phòng chống dịch trong thời gian qua và việc lùi kỳ thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020. Nhưng đó không phải là sự xáo trộn lớn, không trở thành bị động đối với các trường. Kế hoạch tuyển sinh của trường do từng trường xây dựng, ban hành. Bộ GD-ĐT chỉ ban hành kế hoạch tuyển sinh năm 2020 áp dụng chung đối

Xem tiếp

Dự kiến lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7-2020

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 23 đến 26-7 và năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6, muộn hơn 1 tháng so với quy định. Giáo viên một trường THCS dạy trực tuyến trong thời gian nghỉ – Ảnh: THÙY TRANG Chiều nay 22-2, nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Bộ GD-ĐT cho biết như trên. Nguồn tin này cũng cho biết: Do học sinh hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước phải nghỉ học khoảng 1 tháng để phòng chống dịch COVID-19 nên Bộ GD-ĐT đã cân nhắc và dự kiến lùi thời gian kết thúc năm học 1 tháng. Như vậy, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6. Kỳ thi THPT quốc gia 2020 tổ chức vào các ngày 23, 24, 25, 26-7-2020. Đây là mốc thời gian đủ để các trường hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh cuối cấp ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Theo dự kiến này thì sẽ có nhiều mốc thời gian quy định cho các kế hoạch giáo dục của ngành GD-ĐT sẽ phải điều chỉnh.

Xem tiếp

Bánh mì thanh long – Lời cảm ơn Việt Nam của ‘vua bánh mì’ Kao Siêu Lực

“Việt Nam – nói theo một cách nào đó, đã là quê hương thứ hai của tôi. Một quê hương đất lành chim đậu. Chiếc bánh mì thanh long này, là món quà, tôi dành tặng Việt Nam. Xin cảm ơn Việt Nam”, ông Kao Siêu Lực nói. “Tôi đã sống một cuộc đời đầy lưu lạc, đúng kiểu “ba chìm bảy nổi với nước non”: Từ thiếu gia con nhà giàu; trở thành người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời dưới chế độ diệt chủng Pôn Pốt; đến cuộc đào thoát khỏi tử thần, cuộc li hương ròng rã suốt một tháng trời để qua được bên kia biên giới, làm cu-li đúng nghĩa ở Sài Gòn với đủ thứ nghề, miễn sao được sống; rồi bây giờ, trở thành “vua bánh mì”, một trong 28 thợ bánh mì nổi tiếng nhất thế giới. Trong thâm tâm, tôi vẫn luôn muốn nói hai từ “Cảm ơn” với Việt Nam vì đã cho tôi một số phận, một cuộc đời mới. Bánh mì thanh long là một trong những món quà mà tôi dành tặng cho Việt Nam – đất nước đã cưu mang tôi trong

Xem tiếp

CẨM NANG HỎI – ĐÁP THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI VI RÚT CORONA (nCoV)

Câu hỏi 1:  Vi rút Corona nCoV là gì? Trả lời: Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó. Câu hỏi 2: Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu? Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút. Câu hỏi 3: Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào? Trả lời: Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể

Xem tiếp
Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon