Hội nghị Hiệu trưởng các trường tham gia dự án REG100 Campuchia – Lào – Việt Nam

    Sáng ngày 02/12, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các trường tham gia Dự án REG100 Camphuchia – Lào – Việt Nam với sự tham dự của bà Trần Thị Mai Yến – Giám đốc Trung tâm tiếng Pháp Châu Á Thái Bình Dương, ông Trần Văn Nịch – Vụ trưởng Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề, Bộ LĐTB&XH và lãnh đạo của 29 trường tham gia dự án của 3 nước. Hội nghị nhằm nâng cao tính tương thích giữa đào tạo và việc làm tại Campuchia, Lào và Việt Nam theo phương pháp tiếp cận năng lực (APC), đánh giá tiến trình và chất lượng triển khai các bộ chuẩn, chia sẻ kinh nghiệm của các đối tác trong việc triển khai các bộ chuẩn, chương trình đào tạo và đề xuất hỗ trợ từ dự án.

Đây là lần đầu tiên 29 trường tham gia dự án của 3 quốc gia cùng ngồi lại với nhau để nhận định và đưa ra những phương hướng phát triển mới của dự án. Qua hơn 5 năm triển khai, các trường cùng khẳng định tính hiệu quả của phương pháp APC mà dự án mang lại, không chỉ đối với các ngành nằm trong khuôn khổ dự án mà đã mở rộng sang một số ngành, lĩnh vực khác. Song, các trường cũng thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Như vậy, trong tương lai, OIF, APEFE và các Bộ liên quan của cả 3 nước sẽ cùng chung tay, tiếp tục đồng hành với các trường trong việc duy trì và mở rộng dự án bằng nhiều hỗ trợ cụ thể: hỗ trợ chuyên gia đào tạo, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý các trường, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, xem xét, điều chỉnh sự tương thích giữa việc đánh giá theo phương pháp đào tạo APC với các quy định hiện hành, mời doanh nghiệp tham gia vào công tác biên soạn các bài tập tình huống…

  • Dự án REG100 là dự án đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực nằm trong chương trình hợp tác về phát triển giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam, Lào và Campuchia dưới sự hỗ trợ của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức thúc đẩy GD&ĐT ở nước ngoài của Vương quốc Bỉ (APEFE), Cơ quan hợp tác quốc tế Wallonie-Bruxelles International (WBI), được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán về nhu cầu nguồn nhân lực đạt chuẩn về kỹ năng, kiến thức, tay nghề, thái độ làm việc cho thị trường lao động 3 nước tham gia dự án nói riêng, các nước trong khu vực và quốc tế nói chung.
  • Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức là 1 trong 4 trường đầu tiên trên cả nước tham gia đào tạo thí điểm mô hình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, thuộc dự án REG 100 với 2 ngành đào tạo, đó là: ngành Quản lý siêu thị và ngành Quản lý Logistics. Dự án đánh giá cao hiệu quả triển khai tại Trường với tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, được doanh nghiệp đánh giá tốt, đồng thời áp dụng nhân rộng phương pháp này cho các ngành khác ở Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức và các trường bạn.

 

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

2Toàn cảnh Hội nghị

3

Từ trái qua: bà Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, ông Trần Văn Nịch – Vụ trưởng Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề, Bộ LĐTB&XH, bà Trần Thị Mai Yến – Giám đốc Trung tâm tiếng Pháp Châu Á Thái Bình Dương điều hành Hội nghị

65

Đại diện các trường chia nhóm để thảo luận

78910

Đại diện các nhóm báo cáo trước Hội nghị

picture-253

Bà Nguyễn Thị Lý phát biểu tại Hội nghị

picture-300

Bà Nguyễn Thị Lý tặng hoa và quà lưu niệm cho đại diện Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT, Trung tâm tiếng Pháp Châu Á Thái Bình Dương,

picture-321

picture-310

Lãnh đạo Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức tặng quà lưu niệm cho đại diện các trường tham dự Hội nghị

picture-327

Khách mời tham dự Hội nghị chụp hình lưu niệm

(Trung tâm Truyền thông & Tư vấn tuyển sinh)

Liên kết web
Về TDC
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon